Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật học

Sầu riêng có tên khoa học là Durio zibethinus Murr.

a. Bộ rễ

- Rễ sầu riêng là hệ rễ cọc, bộ rễ có thể ăn sâu và lan rộng từ 6 m đến 8 m tuỷ vào cây giống được nhân bằng phương pháp nào (chiết cành, ghép cành, trồng bằng hạt,...).

- Ngoài ra, mực nước ngầm, tính chất đất, kĩ thuật chăm sóc cũng ảnh hưởng đến bộ rễ của cây sầu riêng.

b. Thân, cành

Cây sầu riêng.hoc24

- Sầu riêng là loại cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 20 m đến 30 m.

- Cảnh mọc ngang, phân cảnh thấp, tàn cây phát triển mạnh, rộng nhất ở phần gốc cây và thu hẹp dần lên phần ngọn cây tạo thành dạng hình tháp.

c. Lá

- Lá sầu riêng là lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài.

- Lá có màu đồng khi còn non và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.

d. Hoa

Hoa sầu riêng.hoc24

- Hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính, cánh hoa có màu trắng, hoa mọc thành chùm trên những cành lớn và trên thân chính.

- Hoa nở vào ban đêm, thụ phấn nhớ côn trùng, số lượng hoa trên một chùm thường có sự thay đổi khá lớn tuỳ thuộc vào điều kiện:

+ Canh tác.

+ Đất trồng.

+ Khí hậu.

e. Quả

Quả sầu riêng.hoc24

- Có hình bầu dục hoặc tròn, vỏ cứng, có nhiều gai.

- Thịt quả thường có màu vàng và có mùi đặc trưng.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a. Nhiệt độ

- Cây sầu riêng sinh trưởng, phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ từ 24°C đến 30°C.

- Nhiệt độ thấp dưới 22°C hoặc vượt quá 40°C làm hạn chế sinh trưởng của cây.

=> Miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng vì có mùa đông quá lạnh và mùa hè quá nóng.

b. Lượng mưa và độ ẩm

Nhu cầu nước của cây sầu riêng khá lớn nên ở những nơi có:

- Lượng mưa từ 1600 mm đến 4.000 mm/năm.

- Độ ẩm không khí từ 75% đến 80%.

=> Thích hợp cho cây sầu riêng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt.

c. Ánh sáng

- Khi cây sầu riêng còn nhỏ, nhu cầu ánh sáng không cao.

- Dưới ánh sáng trực xạ, kéo dài trong ngày, lá có thể bị cháy.

- Khi cây đã trưởng thành thì cần tiếp xúc với nhiều ánh sáng để tiến hành quang.

d. Đất trồng

- Cây sầu riêng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất như thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan.... nhưng thích hợp nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ pH từ 5,0 đến 6,4.

- Trồng cây ở nơi đất ngập úng, thoát nước kém sẽ gây thối rễ, cây sinh trưởng, phát triển kém.

II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Kĩ thuật trồng

a. Thời vụ

Cây sầu riêng thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam (cuối tháng 4 đầu tháng 5) để giảm chi phi tưới tiêu cho vườn cây.

b. Khoảng cách

Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách cây và hàng cách hàng từ 6 m đến 8 m, tương đương với mật độ từ 125 cây đến 277 cây/ha.

c. Chuẩn bị hố trồng

- Đối với những vùng đất cao như ở Tây Nguyên, đào hổ tròn với đường kính 80 cm hoặc hố vuông với kích thước mỗi chiều từ 70 cm đến 80 cm, sâu khoảng 50-60 cm

Hố trồng.hoc24

- Đối với những vùng trũng thấp như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần đào mương, lên liếp hoặc đắp ụ cao để tránh ngập úng. Kích thước mặt ụ từ 70 cm đến 100 cm; đáy ụ từ 100 cm đến 150 cm. Hằng năm, mở rộng ụ theo tốc độ sinh trưởng của cây.

Ụ trồng.hoc24

d. Trồng cây

- Trồng một hố nhỏ giữa hố hoặc ụ đất đã chuẩn bị, xé bỏ túi đầu, đặt cây con xuống và lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2cm đến 3cm.

- Cắm cọc giữ cây khỏi đổ và che bóng cho cây con.

2. Kĩ thuật chăm sóc

a. Làm cỏ, vun xới

Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 đến 3 lần/năm, có thể trồng xen cây họ Đậu để hạn chế cỏ dại và cải tạo đất.

b. Bón phân thúc

* Lượng bón

Lượng bón hàng năm tiến hành theo bảng 6.1 SGK.

* Thời điểm và mục đích bón phân

- Thời kì kiến thiết cơ bản:

+ Lượng bón được chia làm 4 đến 9 lần.

+ Bón vào các thời điểm trước và sau khi cây ra lộc để thúc đẩy các đợt lộc.

- Thời kì kinh doanh: lượng bón phân được chia làm 4 lần.

* Cách bón

- Thời kì kiến thiết cơ bản: Phân bón có thể pha vào nước để tưới gốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc rồi rắc phân, sau đó tưới nước giữ ấm.

- Thời kì kinh doanh:

+ Đối với lần bón sau thu hoạch (lần 1), kết hợp bón một phần phân vô cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tân với bề mặt rãnh rộng từ 20 cm đến 30 cm, sâu khoảng 15 - 20 cm, rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

+ Các lần bón sau có thể hoà tan phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây, tưới nước đề phân tan và ngắm vào đất.

+ Tưới giữ ẩm thường xuyên.

c. Tưới nước

- Thời kì kiến thiết cơ bản:

+ Cần cung cấp nước đầy đủ quanh năm để cho cây sinh trưởng.

+ Tạo bộ khung tản khoẻ mạnh.

+ Tạo cơ sở cho việc hình thành năng suất trong giai đoạn sau.

- Thời kì kinh doanh:

+ Sầu riêng cần nhiều nước vào giai đoạn sau thu hoạch, giai đoạn cây ra lộc, khi cây bắt đầu ra hoa và khi quả đang lớn.

+ Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, cần hạn chế nước tưới để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa.

- Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa....) để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ

* Một số loại sâu hại

- Sâu đục hoa, quả: trưởng thành thường đẻ trứng trên các chùm hoa, quả non.

Quả sầu riêng.hoc24

- Rầy phấn: trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non.

Rầy phấn.hoc24

- Bọ trĩ: thường tấn công, gây hại chủ yếu trong mùa nắng, trên lộc non,...

Bọ trĩ gây hại trên lá và hoa sầu riêng.hoc24

- Rệp sáp hại quả: rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả, từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín.

Rệp sáp trên quả sầu riêng.hoc24

- Sâu đục thân: trưởng thành là con xén tóc.

* Biện pháp phòng, trừ:

- Vệ sinh vườn, cắt tỉa, tạo độ thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ của các loài sâu hại.

- Ngắt bỏ, thu gom và tiêu huỷ những bộ phận bị nhiễm sâu hại nặng.

- Bảo vệ các loài thiên địch như kiến sư tử, chim sâu, bọ ngựa, bọ rùa,...

- Kiểm tra, phát hiện sớm để bắt sâu bằng biện pháp thủ công như ngắt bỏ ở trứng, ở sâu non hay bắt trưởng thành.

- Dùng bẫy để bắt và diệt sâu hại.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng. Ưu tiên sửdụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.

* Một số bệnh hại

- Bệnh xì mủ chảy nhựa: Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, thường phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, mật độ trồng cây quá dày.

- Bệnh thán thư.

- Bệnh thối quả.

* Biện pháp phòng, trừ

- Sử dụng giống kháng bệnh.

- Cắt tỉa cho tán cây thông thoáng.

- Bón phân cân đối kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng.

- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc đồng hay một số thuốc có hoạt chất metalaxyl, mancozeb,...

III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN

1. Thời kì kiến thiết cơ bản

- Tỉa cành, tạo tán ngay từ năm đầu tiên và thực hiện thường xuyên ở những năm sau bằng cách loại bỏ các cành cấp 1 mọc ở những vị trí không hợp lí để tạo cho cây có nhiều tầng tán.

- Tạo tầng tán đầu tiên ở vị trí cách mặt đất khoảng 1,0 m.

- Mỗi tầng để từ 3 đến 4 cành cấp 1. Các tầng tán cách nhau khoảng 0,4 – 0,6 m.

2. Thời kì kinh doanh

- Đối với cây sầu riêng đã vào giai đoạn cho quả, việc cắt tỉa chủ yếu được thực hiện ở thời điểm sau thu hoạch bằng cách loại bỏ các cành đã già yếu.

- Những cành bị sâu, bệnh, những chồi mọc thẳng đứng hoặc đâm xuống dưới, tỉa bớt cành tạo cho tán cây có độ thông thoáng.

IV. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ

1. Điều khiển ra hoa

- Kích thích tạo mầm hoa:

+ Sau khi bón phân lần 2 từ 30 ngày đến 40 ngày.

+ Tiến hành tạo khô hạn kết hợp với phun Paclobutrazol nồng độ từ 0,001% đến 0,0015% lên hai mặt của lá cây.

- Kích thích ra hoa:

+ Khi cây ra hoa được 0,5 cm (sau khi kích thích tạo mầm hoa từ 30 ngày đến 40 ngày).

+ Tiến hành tưới nước hai ngày một lần để giúp hoa phát triển tốt.

2. Tăng khả năng đậu quả

Sau khi hoa nở, tiến hành phun phân bón lá chứa Ca, Bo, K theo khuyến cáo hoặc và thụ phấn bổ sung cho các chùm hoa ở giữa cành để tăng tỉ lệ đậu quả.