Nội dung lý thuyết
Cây xoài (Mangifera indica L), thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceace).
a. Bộ rễ
Rễ xoài là hệ rễ cọc, bộ rễ rất phát triển, mọc sâu và lan rộng nên có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng rất mạnh phục vụ cho sinh trưởng, phát triển của cây.
b. Thân, cành
- Cây xoài là cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 5m đến 10 m, đường kính tán rộng từ 8 m đến 10 m.
- Một năm xoài có thể ra từ 3 đợt đến 4 đợt lộc nên bộ tán phát triển nhanh tạo khả năng quang hợp và tích luỹ vật chất rất lớn.
c. Lá
Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẫn, có mùi thơm, bản lá khá to.
d. Hoa
- Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành.
- Chùm hoa dải khoảng 20-30 cm, có khoảng 200 - 400 hoa/chùm.
- Có hai loại hoa là hoa đực và hoa lưỡng tính: hoa lưỡng tính có tuyến mật nên:
+ Có khả năng thu hút côn trùng.
+ Tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn.
e. Quả
- Quả xoài chín thường có màu vàng hoặc tím, thịt quả vàng, ngọt, có mùi thơm hấp dẫn.
- Mỗi quả có một hạt khá to. Khối lượng quả tuỳ theo giống, có quả nặng trên 1 kg.
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ thích hợp cho cây xoài sinh trưởng, phát triển là từ 24 °C đến 27 °C.
- Tuy nhiên, xoài là giống cây nhiệt đới nên có thể chịu được mức nhiệt độ cao lên đến khoảng 40 °C - 45 °C tuỷ gióng.
- Thời gian lạnh kéo dài sẽ làm cây bị ảnh hưởng như rụng lá, rụng hoa, ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.
b. Lượng mưa và độ ẩm
- Cây xoài thích hợp trong điều kiện:
+ Lượng mưa trung bình khoảng 1000 - 1200 mm/năm.
+ Độ ẩm không khi từ 55% đến 70%.
- Ở những vùng có đủ nước tưới, quả có phẩm chất ngon hơn và năng suất cũng cao hơn.
c. Ánh sáng
- Cây xoài thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trực tiếp (trực xạ).
- Những cảnh bên ngoài nhận được ánh sáng đầy đủ sẽ ra hoa nhiều, quả có màu sắc đẹp hơn, chất lượng tốt hơn.
d. Đất trồng
Cây xoài có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, trong đó thích hợp nhất là:
+ Đất phù sa hoặc đất thịt pha cát.
+ Thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 7,0.
e. Gió
- Gió là nguyên nhân gây nên rụng hoa, rụng quả.
=> Khi quy hoạch vườn trồng xoài nên lưu ý không trồng ở những nơi thường có gió lớn.
- Nơi chịu ảnh hưởng của gió lớn theo mùa thì phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lí.
a. Thời vụ
Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).
b. Khoảng cách
Khoảng cách trồng trung bình là 3 m x 4 m; 5 m x 5 m; 6m x 6m; 7m x 7 m hoặc 8 m x 8 m tuỳ theo từng giống và kĩ thuật thâm canh.
c. Chuẩn bị hố trồng
- Đảo hồ bằng dụng cụ thích hợp (xẻng, thuồng, cuốc,...).
- Hỗ trồng xoài có đường kính từ 80 cm đến 90 cm, sâu khoảng 40 – 50 cm.
- Lượng phân bón lót cho mỗi hồ từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ và 1 kg phân lân.
- Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đó lấp trở lại hố trồng.
d. Trồng cây
- Tạo một hồ nhỏ chính giữa hồ đào, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc.
- Cầm cọc chóng và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay.
- Dùng đất mặt vun vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, gở xung quanh cao hơn từ 20 cm đến 25 cm so với mặt vườn.
- Phủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
a. Làm cỏ, vun xới
Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 lần đến 3 lần/năm để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn nấp của sâu, bệnh và làm cho đất tơi xốp.
b. Bón phân thúc
* Lượng bón
Lượng phân bón thúc hằng năm cho cây xoài tiến hành theo Bảng 5.1 SGK.
* Thời điểm và mục đích bón phân
- Thời kì kiến thiết cơ bản: Bón 4 đến 5 lần/năm vào giai đoạn xoài ra lộc mới (tháng 2 đến tháng 10).
- Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần.
* Cách bón
- Bón lần 1 (sau thu hoạch):
+ Kết hợp bón phân vô cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách đào rãnh rộng khoảng 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 – 20 cm xung quanh theo hình chiếu của tân cây, rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
- Các lần bón sau:
+ Hoà loãng phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải đều phân theo hình chiếu tán cây (cách gốc khoảng 50 cm), tưới nước đề phân tan và ngắm vào đất, sau đó tưới giữ ấm thường xuyên để cây hấp thụ phân bón hiệu quả.
c. Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản: Từ 2 ngày đến 3 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lit/cây tuỷ theo độ tuổi cây.
- Thời kì kinh doanh:
+ Giai đoạn phân hoá mầm hoa (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau) và giai đoạn quả chuẩn bị thu hoạch cần hạn chế tưới nước.
+ Các giai đoạn còn lại (giai đoạn sau thu hoạch, bật các đợt lộc, bật hoa và dưỡng quả) tưới từ 2 ngày đến 3 ngày một lần, mỗi lần tưới từ 40 lít đến 50 lít/cây.
d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ
* Một số loại sâu hại
- Bọ trĩ: bọ trĩ đẻ trứng trong mô lá non, quá non hoặc cành non.
- Ruồi đục quá: trưởng thành đẻ trứng ở dưới vỏ quả, sau khoảng 2 - 3 ngày trứng nở thành sâu non đục phá thịt quả.
- Rầy bông: trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa của hoa và lá non.
- Câu cấu: là một loại bọ cánh cứng.
- Sâu đục thân: trưởng thành đẻ trứng ở những vết thương trên thân và cành cây.
* Biện pháp phòng, trừ
- Chăm sóc, bón phân cân đối, tạo điều kiện cho cây ra hoa, ra lộc.
- Sau thu hoạch tiến hành tỉa cành để hạn chế sự phát triển của sâu hại.
- Cắt bỏ, thu gom các bộ phận bị hại của cây đem tiêu hủy.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng.
* Một số bệnh hại
- Bệnh thán thư.
- Bệnh phấn trắng.
- Bệnh xì mủ.
* Biện pháp phòng, trừ
- Cắt tỉa cho cây thông thoáng.
- Bón phân hữu cơ kết hợp bổ sung nấm đối kháng Trichoderma vào đất xung quanh gốc cây.
- Bao quá bằng túi bao chuyên dụng để ngăn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc gốc đồng hoặc các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng để phòng, trừ.
- Khi cây có chiều cao từ 1,0 m đến 1,2 m tiến hành bấm ngọn, để lại độ cao của thân chính từ 0,6 m đến 0,8 m.
- Khi các chồi mọc ra, chọn giữ lại từ 2 đến 3 chổi khoẻ, phân bố đều ra các hướng làm cành cấp 1.
- Khi cành cấp 1 dài khoảng 1,0 - 1,2 m, tiếp tục cắt để tạo cành cấp 2 và làm tương tự đề tạo cành cấp 3.
- Cây xoài có khả năng sinh trưởng rất khoẻ, vì vậy hằng năm cần tỉa thưa và cắt ngắn đầu cảnh để khống chế tân cây.
- Ngoài ra, cần cắt bỏ những cảnh bị sâu, bệnh, cảnh bị che khuất bên trong tàn.
- Kích thích tạo mầm hoa.
- Sau thu hoạch khoảng 45 ngày, sử dụng Paclobutrazol 10% với liều lượng từ 10 g đến 20 g/m đường kính tản, pha với khoảng 20 – 30 lít nước, tưới đều xung quanh tán cây.
- Kích thích ra hoa:
+ Sau khi xử lí Paclobutrazol từ 40 ngày đến 60 ngày, tiến hành phun KNO3 3% (lần 1).
+ Sau đó 7 ngày phun KNO3 1,5% (lần 2). Phun ướt đều trên hai mặt lá.
- Sử dụng GA:
+ Nồng độ từ 0,002% đến 0,004% hoặc H3BO3 0,01% phun vào các thời điểm trước khi cây nở hoa.
+ 30% hoa nở và cây vừa đậu quả để làm tăng tỉ lệ đậu quả của xoài.
- Sau khi đậu quả 2 tuần, phun các chế phẩm chống rụng quả non.