Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 52: Thực hành - Thiết bị đóng cắt và lấy điện
Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.
Một số thiết bị: Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo lắp được, tua vít hai cạnh hoặc bốn cạnh.
Các số liệu kỹ thuật ghi trên các thiết bị điện:
Vỏ của công tắc ghi: 220V-10A.
Vỏ của cầu dao ghi: 250V-15A.
Vỏ của ổ điện ghi: 250V-10A.
Vỏ của phích cắm điện ghi: 250V-5A.
Giải thích ý nghĩa:
Công tắc: Điện áp định mức: 220V.
Dòng điện định mức: 10A.
Cầu dao: Điện áp định mức: 250V.
Dòng điện định mức: 15A.
Ổ điện: Điện áp định mức: 250V.
Dòng điện định mức: 10A.
Phích cắm điện: Điện áp định mức: 250V.
Dòng điện định mức: 5A
a. Công tắc điện
Công tắc: Cực động và cực tĩnh tiếp xúc nhau làm kín mạch khi đóng công tắc, hai cực tách rời nhau làm mạch hở khi ngắt công tắc.
Vỏ: làm bằng nhựa cách điện
Cực động: Làm bằng đồng dẫn điện
Cực tĩnh: Làm bằng đồng dẫn điện
Chú ý : Xác định vị trí cực động, cực tĩnh.
b. Cầu dao
Cầu dao: Khi 2 bộ phận tiếp điện tiếp xúc nhau thì mạch điện được nối. Khi chúng tách rời nhau thì mạch điện bị cắt.
Đế: Làm bằng sứ cách điện
Tay nắm: Làm bằng nhựa hoặc sứ cách điện
Cực đồng đúc: Làm bằng đồng dẫn điện
c. Ổ điện
Ổ điện: Có vỏ và hai cực tiếp điện bằng đồng là chỗ lấy điện.
Vỏ: Làm bằng nhựa cách điện
Cực tiếp điện: Làm bằng đồng dẫn điện
d. Phích cắm điện
Phích cắm điện: Chốt tiếp điện bằng đồng được lắp vào thân và kẹp chặt đầu dây dẫn bằng đai ốc, dùng để cắm vào các ổ lấy điện, lấy điện cho các dụng cụ điện.
Thân phích: Làm bằng nhựa cách điện
Chốt tiếp điện: Làm bằng đồng dẫn điện
Như tên tiêu đề của bài Thực hành - Thiết bị đóng cắt và lấy điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng- cắt và bảo vệ của mạng điện trong nhà
Biết sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kỹ thuật