BÀI 5: Đo khối lượng

Nội dung lý thuyết

Một can dầu ăn có thể tích là 5 lít và một bình nước có thể tích 5 lít. Liệu chúng có nặng bằng nhau hay không? Làm sao để biết được chính xác điều đó?

1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

  • Đơn vị đo khối lượng

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.

Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế ở Pháp.

Quả cân mẫu

Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam thường gặp:

Đơn vịKí hiệuĐổi đơn vị
Miligam (miligram)mg1 mg = 0,001 g = 0,000001 kg
Gam (gram)h1 g = 0,001 kg
Hectôgam (Hectogram) còn gọi là lạnghg1 hg = 0,1 kg
Yến-1 yến = 10 kg
Tạ-1 tạ = 100 kg
Tấnt1 t = 1000 kg
@1696292@
  • Dụng cụ đo khối lượng
Cân đồng hồCân điện tửCân y tếCân Roberval

Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval,…

@1696375@

2. Thực hành đo khối lượng

  • Ước lượng khối lượng cần đo và lựa chọn cân phù hợp

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân thì cần ước lượng khối lượng của nó, từ đó lựa chọn loại cân phù hợp để phép đo được chính xác.

  • Các thao tác khi đo khối lượng

- Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo.

- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

  • Đo khối lượng bằng cân

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.

Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

 

@1696466@