Bài 5. Đo chiều dài

Nội dung lý thuyết

Hãy quan sát hình dưới đây. Đoạn thẳng màu cam nào dài hơn?

Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Trong ví dụ trên, muốn biết chính xác được chiều dài của các đoạn thẳng, ta cần dùng thước đo.

I. Đơn vị độ dài

Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.

Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

1 millimét (mm)= 0,001 m(1 m = 1 000 mm)
1 xentimét (cm)= 0,01 m(1 m = 100 cm)
1 đềximét (dm)= 0,1 m( 1 m = 10 dm)
1 kilômét (km)= 1 000 m(1 m = 0,001 km)
@540405@

❗ Ở một số nước trên thế giới, người ta thường dùng đơn vị là in (inch) và dặm (mile).

1 in = 2,54 cm và 1 dặm = 1 609 m

Màn hình máy tính, tivi thường đo bằng đơn vị in.

Ví dụ, màn hình tivi 40 in, nghĩa là đường chéo của nó dài 40 in, xấp xỉ 102 cm.

Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng.

1 năm ánh sáng \(\approx\) 9 461 tỉ km

@539717@

II. Dụng cụ đo chiều dài

Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau. Dưới đây là một số loại thước đo thông dụng.

thước thẳng

Thước thẳng

thước dây

Thước dây

thước cuộn

Thước cuộn

Thước kẹp (thước cặp)

Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

  • Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
@540475@

❗ Lưu ý: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý:

  • Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần.
  • Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.

III. Cách đo chiều dài

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
  • Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
  • Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
  • Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.
@541753@

IV. Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích

Đơn vị đo thể thích thường dùng là mét khối (m3)lít (L).

1 m3 = 1 000 L

1 mL = 1 cm3

Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ:

  • Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là \(V_1\).
  • Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích của nước và vật là \(V_2\).
  • Bước 3: Tính thể tích của vật \(V=V_2-V_1\).

Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ:

  • Bước 1: Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa.
  • Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa.
  • Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Thể tích vật chính bằng thể tích nước trong bình chia độ.

 

@542393@@542465@​

1. Đơn vị cơ bản đo độ dài trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu là m.

2. Để đo chiều dài có thể sử dụng thước thẳng, thước cuộn, thước dây,...

3. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

4. ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

5. Khi đo cần thực hiện đúng các quy tắc đo (5 bước).