Bài 6. Đo khối lượng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đơn vị đo khối lượng

Khối lượng là số đo lượng chất của vật

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

Các đơn vị đo khối lượng khác:

1 milligam (mg)= 0,001 g
1 gam (g)= 0,001 kg
1 héctôgam (lạng)= 100 g
1 tạ= 100 kg
1 tấn (t)= 1 000 kg

II. Dụng cụ đo khối lượng

Dung cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân như: cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử,...

Cân Rô-béc-van

Cân đòn

Cân đồng hồ

Cân y tế

Cân điện tử

III. Cách đo khối lượng

1. Dùng cân đồng hồ

  • Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
  • Bước 2: Vận ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
  • Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.
  • Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
  • Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.
@544846@@544974@

2. Dùng cân điện tử

  • Bước 1: Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp.
  • Bước 2: Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.
  • Bước 3: sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai kết quả đo).
@544709@

1. Đơn vị cơ bản đo khối lượng trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là kilôgam, kí hiệu là kg.

2. Để đo khối lượng ta dùng cân. Các loại cân thông dụng gồm: cân Rô-béc-van, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử,...

3. Cần thực hiện phép đo đúng cách để thu được kết quả đo chính xác.