Nội dung lý thuyết
- Tiến hoá là sự thay đổi vốn gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tiến hoá có thể dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới hoặc tuyệt chủng của loài.
Ví dụ:
⇒ Sự thay đổi này là do bướm màu tối nguy trang tốt hơn và ít bị các loài chim ăn côn trùng phát hiện và bắt làm mồi.
- Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi, cây trồng mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể khác.
⇒ Trải qua nhiều thế hệ, đặc điểm di truyền phù hợp với mong muốn của con người ngày càng được tăng cường và giống mới được tạo thành.
- Chọn lọc nhân tạo theo nhiều nhu cầu khác nhau của con người đã dẫn đến sự đa dạng của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.
Ví dụ: Chọn lọc nhân tạo theo các tiêu chí khác nhau đã tạo ra khoảng 120 000 giống lúa hiện nay từ loài lúa hoang; hơn 300 giống chó từ sói xám; hơn 1600 giống gà từ gà rừng....
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà điều kiện sống giữ lại các cá thể mang kiểu hình có lợi và loại bỏ các cá thể mang kiểu hình có hại; từ đó gián tiếp làm tăng tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ allele có lợi trong quần thể qua các thế hệ.
⇒ Sau nhiều thế hệ, chọn lọc tự nhiên khiến quần thể ban đầu với nhiều kiểu hình khác nhau tiến hoá thành quần thể với kiểu hình có lợi chiếm ưu thế.
- Kiểu hình có lợi cho sinh vật được gọi là đặc điểm thích nghi.
- Ở một loài có nhiều quần thể, mỗi quần thể được chọn lọc theo một điều kiện sống nhất định, dẫn đến thay đổi tỉ lệ allele, tỉ lệ kiểu gene theo một cách riêng.
⇒ Trải qua nhiều thế hệ, các quần thể của loài đó có thể tiến hoá thành nhiều loài mới, làm tăng đa dạng loài sinh vật.
Ví dụ: Từ một loài chim sẻ di cư đến quần đảo Galapagos cách đây khoảng 3 triệu năm, chọn lọc tự nhiên tạo nên 15 loài chim sẻ Darwin có cấu trúc mỏ khác nhau thích nghi với các loại thức ăn khác nhau.