Bài 42. Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 200)

Hướng dẫn giải

- Những điểm giống nhau giữa ba loài động vật trên: cơ thể có kích thước lớn, có lông dày bao phủ toàn thân, đầu tròn, có tai nhỏ trên đỉnh đầu, có ria mép, răng nanh phát triển, thân dài, di chuyển bằng 4 chân, có đuôi,…

- Ba loài động vật trên có nhiều đặc điểm giống nhau là vì chúng được tiến hóa từ cùng một tổ tiên ban đầu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 200)

Hướng dẫn giải

Sự thay đổi tỉ lệ cá thể bướm màu sáng và màu tối ở quần thể bướm đêm:

- Trước cách mạng công nghiệp, thân cây không bị bám muội than, quần thể bướm đêm gồm phần lớn cá thể màu sáng.

- Trong cách mạng công nghiệp, thân cây bị bám muội than, quần thể bướm đêm gồm phần lớn cá thể màu tối.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 201)

Hướng dẫn giải

- Tiêu chí chọn lọc là: kích thước, trọng lượng lớn.

- Quá trình chọn lọc nhân tạo ở gà: Ban đầu, trong quần thể gà có nhiều biến dị về tính trạng kích thước và trọng lượng cơ thể. Con người đã chủ động chọn lọc những con gà có kích thước, trọng lượng lớn để làm giống, đồng thời, loại bỏ những có gà có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn. Trải qua nhiều thế hệ, đặc điểm kích thước và trọng lượng cơ thể lớn ngày càng được tăng cường và giống gà có kích thước và trọng lượng lớn được tạo thành.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 201)

Hướng dẫn giải

Giống

Đặc điểm chọn lọc

Nhu cầu của con người

Gà chọi

Sức mạnh dẻo dai

Dùng để thi thấu chọi gà

Gà tre tân châu

Bộ lông đẹp

Dùng để làm cảnh

Gà đông tảo

Đôi chân to, thịt thơm ngon

Dùng để làm thực phẩm

Bắp cải tí hon

Chồi nách phát triển

Dùng để làm thực phẩm

Su hào

Thân phát triển

Dùng để làm thực phẩm

Bắp cải

Chồi ngọn phát triển

Dùng để làm thực phẩm

Súp lơ

Hoa phát triển

Dùng để làm thực phẩm

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 202)

Hướng dẫn giải

Quần thể chuột ban đầu gồm cả những con chuột có lông màu sáng và lông màu tối. Những con chuột lông màu tối ngụy trang tốt hơn nên ít bị các loài săn mồi phát hiện và tấn công. Sau nhiều thế hệ, từ quần thể chuột ban đầu hình thành nên quần thể chuột có kiểu hình lông màu tối chiếm ưu thế.

→ Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa của quần thể chuột: Chọn lọc tự nhiên đã giữ lại các cá thể mang kiểu hình có lợi (lông màu tối) và loại bỏ các cá thể mang kiểu hình có hại (lông màu sáng), từ đó gián tiếp làm tăng tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ allele có lợi (lông màu tối) trong quần thể qua các thế hệ. Kết quả giúp kiểu hình có lợi (lông màu tối) trở nên phổ biến hơn trong quần thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Trang 203)

Hướng dẫn giải

Sự phù hợp giữa hình thái mỏ với chế độ thức ăn của một số loài chim sẻ Darwin:

- Chim chích xanh có mỏ dài và nhọn thích nghi với việc bắt côn trùng.

- Chim chích xám có mỏ dài, nhọn nhưng kích thước lớn hơn chim chích xám thích nghi với việc bắt côn trùng có kích thước lớn hơn.

- Chim sẻ chay có mỏ hình nón, ngắn thích nghi với việc ăn chồi, lá non.

- Chim sẻ đất nhỏ có mỏ ngắn và tù, kích thước nhỏ thích nghi với việc tách quả, hạt có kích thước nhỏ.

- Chim sẻ đất vừa có mỏ ngắn và tù nhưng kích thước lớn hơn chim sẻ đất nhỏ thích nghi với việc tách quả, hạt có kích thước lớn hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 203)