Bài 4: Quả ngọt cuối mùa

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Hướng dẫn giải

Bài tham khảo 1:

Bài thơ Gia đình

Tác giả: Minh Loan

 

Nên một gia đình do trời định

Gặp nhau duyên số bà nguyệt se

Tình yêu vun đắp nén thành quả

Hạnh phúc vun vầy ta có ta.

 

Giữ gìn hạnh phúc là do ta

Hãy cố cùng nhau sống hiền hòa

Tấm lòng nhân đức sẽ được hưởng

Gia đình sum vầy lại hòa ca.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu:

- Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.

- Vắng con xa cháu tóc sương da mồi

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Người cháu thương bà vì xa con, bà nay đã già đi, tóc đã bạc, da đã xuất hiện những chấm đồi mồi nhưng bà vẫn luôn yêu thương và nghĩ cho con cháu, có gì ngon bà vẫn phần các con.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Hai câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi/ Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng" ý nói tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng ngọt ngào.

Chọn B.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Theo em, tác giả muốn nói về tình yêu, sự hy sinh của bà đối với con cháu. Vì vậy người cháu cũng rất yêu và biết ơn bà. Qua đó nhắn nhủ người đọc cần biết yêu thương, trân trọng và biết ơn bà của mình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Các từ có nghĩa giống với từ trông trong những câu thơ: nom, ngắm

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Từ có nghĩa giống với từ trông: Nhìn, ngắm, xem,...

- Đặt câu: 

+ Các cậu bé đang chăm chú xem xiếc.

+ Cả nhà cùng ngắm pháo hoa.

+ Anh Hùng đang nhìn cô giáo giảng bài.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)