Bài 4: Luyện tập Este và Chất béo

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

 EsteLipit
Thành phầnKhi thay thế nhóm OH của nhóm cacbyxyl trong phân tử axit cacboxylic bằng nhóm OR ta thu được hợp chất este (R là gốc hidrocacbon).Là trieste của axit béo có mạch cacbon dài với glixerol 
Công thức

Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n≥2).

Ví dụ: CH3COOCH3: Metyl axetat

Chất béo là gì? Lý thuyết chất béo đầy đủ trọng tâm - Tự Học 365Animated GIF
Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5: Tristearin.

Tính chất hóa học

Thủy phân trong môi trường axit.

RCOOR'   +   H2O       RCOOH    +    R'OH

Thủy phân trong môi trường bazơ.

RCOOR'  +  NaOH  →  RCOONa  +  R'OH

Phản ứng cháy.

Phản ứng gốc hidrocacbon.

Thủy phân trong môi trường axit.

(RCOO)3C3H5   +   3H2O        3RCOOH     +   C3H5(OH)3

Thủy phân trong môi trường bazơ.

(RCOO)3C3H5    +    3NaOH    3RCOONa  +  C3H5(OH)3

Phản ứng hidro hóa chất béo lỏng.

(C17H33COO)3C3H5 (lỏng)   +  3H2  
​   (C17H35COO)3C3H5 (rắn)

II. BÀI TẬP

Bài 1. Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương cần dùng vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3 gam ancol và 3,4 gam muối. Tìm công thức cấu tạo của X.

Lời giải

Gọi công thức của X là: RCOOR'.

RCOOR'    +   NaOH   →   RCOONa   +   R'OH

Áp dụng ĐLBT khối lượng: meste  mNaOH  = mRCOONa  +  mR'OH

<=> meste + 0,2.0,25.40 = 2,3 + 3,4 

<=> meste = 3,7 gam

Mà neste = nNaOH = 0,2.25 = 0,05 mol

➜ Meste = \(\dfrac{3,7}{0,05}\) = 74 g/mol

Mà este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ➜ CTCT của X là HCOOC2H5.

Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một este E thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, và tên gọi của E.

Lời giải

nCO2 = \(\dfrac{6,16}{44}\) = 0,14 mol và nH2O = \(\dfrac{2,52}{18}\) = 0,14 mol.

Ta thấy khi đốt cháy E thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, vậy E là este no, đơn chức, mạch hở.

Phương trình cháy: 

CnH2nO2   +   \(\dfrac{3n-2}{2}\)O2   \(\underrightarrow{t^o}\)    nCO2    +    nH2O

➜nE = \(\dfrac{nCO_2}{n}=\dfrac{0,14}{n}\) 

<=> ME = 4,2 : \(\dfrac{0,14}{n}\)= 30n ➜ n = 2 và ME = 60 g/mol

Công thức phân tử của E: C2H4O2.

Công thức cấu tạo của E: HCOOCH3 (metyl fomat).

Bài 3. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong NaOH dư, thu được 18,4 gam glixerol và 182,4 gam một muối của axit béo. Xác định tên gọi của X.

Lời giải

nglixerol = \(\dfrac{18,4}{92}\) = 0,2 mol. 

(RCOO)3C3H5   +  3NaOH  →    3RCOONa   +  C3H5(OH)3 

Theo phương trình ta có: nRCOONa = 3nglixerol = 0,2.3 = 0,6 mol

➜ MRCOONa \(\dfrac{182,4}{0,6}\) = 304 g/mol

<=> MR = 304 - 67 = 237 (C17H33)

Vậy X là (C17H33COO)3C3H5: Triolein.

Bài 4. Hidro hóa hoàn toàn m gam triolein thì thu được 89 gam tristearin. Tính giá trị của m.

Lời giải

Phương trình hóa học:

(C17H33COO)3C3H5   +  3H2  →  (C17H35COO)3C3H5 

ntristearin  = \(\dfrac{89}{890}\) = 0,1 mol.

=> ntristearin = 0,1 mol, nH2 = 0,3 mol

BTKL => mtriolein = 89 - 0,3.2 = 88,4 gam.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!