BÀI 33: Đa dạng sinh học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.

Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim, ...

Đa dạng sinh vật hoang mạc

Đa dạng sinh vật ở đài nguyên

Đa dạng sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới

@1120925@

❗ Đa dạng sinh học Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.

Năm 2015, Việt Nam đã thống kê được 11 373 loài thực vật bậc cao (Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và hàng nghìn loài rêu, tảo, nấm, ...

Hệ thống động vật Việt Nam hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục nghìn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Chúng ta tin rằng ở Việt Nam còn nhiều loài động vật, thực vật chưa được biết đến.

(Nguồn: Hội thảo CĐ "Phục hồi hệ sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu"

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường- Đại học Quốc gia Hà Nội)

II. Vai trò của đa dạng sinh học

Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

Lưới thức ăn trong tự nhiên

@1121328@

Bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió

Rừng ngập mặn

Điều hòa khí hậu

Rừng điều hòa khí hậu

Cung cấp lương thực, thực phẩm

Cung cấp dược liệu

Cung cấp nguyên liệu làm đồ dùng, vật dụng

Giá trị bảo tồn, du lịch và nghiên cứu

@1121414@@1121468@

III. Bảo vệ đa dạng sinh học

@1121269@

Hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

Khí thải công nghiệp

Chặt phá rừng

Săn bắt động vật hoang dã

Xả rác bừa bãi

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong thực tiễn. Hiện nay đa dạng sinh học đang bị đe dọa do nhiều nguyên nhân:

  • Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật.
  • Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lí, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường.

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã

Bảo tồn động vật hoang dã, không săn bắt, giết hại

Trồng cây gây rừng

Xử lý rác thải

Nhân giống thực vật trong phòng thí nghiệm

Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường hoạt động kiểm lâm

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

  • Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.
  • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • Tăng bường các hoạt động cây trồng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) về đa dạng sinh học là một hiệp ước đa phương, Công ước CBD có hiệu lực vào ngày 29 tháng 12 năm 1993. Tính đến nay đã có 196 nước thành viên tham gia.

Mục tiêu của công ước là phát triển các chiến lược quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Việt Nam kí kết tham gia Công ước này vào ngày 28 tháng 5 năm 1993, được phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm 1994, trở thành thành viên chính thức của Công ước vào ngày 14 tháng 2 năm 1995 và là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm làm cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước này.