Bài 2: Thực hiện pháp luật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

BÀI 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

 

Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật

A. đi vào cuộc sống.                           B. gắn bó với thực tiễn.

C. quen thuộc trong cuộc sống.          D. có chỗ đứng trong thực tiễn.

Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi

A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.        B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. tự nguyện của mọi người.               D. dân chủ trong xã hội.

Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?

A. Không thích hợp.                      B. Lỗi.

C. Trái pháp luật.                             D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?

A. Quản lý nhà nước.     B. An toàn lao động.        C. Ký kết hợp đồng    D. Công vụ nhà nước.

Câu 5. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?

A. Bốn hình thức.           B. Ba hinh thức.             C. Hai hình thức.                D. Một hình thức.

Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?

A. Bốn loại.      B. Năm loại.                    C. Sáu loại.      D. Hai loại.

Câu 7. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.     B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

C. các quy tắc quản lý nhà nước.                       D. trật tự, an toàn xã hội.

Câu 8. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ

A. sở hữu, hợp đồng.                          B. hành chính, mệnh lệnh.

C. sản xuất, kinh doanh.                     D. trật tự, an toàn xã hội.

Câu 9. Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệm

A. hình sự.      B. hành chính.         C. kỷ luật.      D. dân sự.

Câu 10. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là

A. vi phạm hành chính.      B. vi phạm dân sự.     C. vi phạm kinh tế.   D. vi phạm quyền tác giả.

Câu 11. Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thể chịu

A. hình phạt tù.      B. phê bình.          C. hạ bậc lương.      D. kiểm điểm.

Câu 12. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.      B. kỉ luật.                      C. bồi thường.      D. dân sự.

Câu 13. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm

A. hình sự.          B. hành chính.       C. qui tắc quản lí xã hội.            D. an toàn xã hội.

Câu 14. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Tự tiện.               B. Trái pháp luật.

C. Có lỗi.                  D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 15. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là

A. vi phạm kỷ luật.   B. vi phạm hành chính.    C. vi phạm nội quy cơ quan.     D. vi phạm dân sự.

Câu 16. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm

A. hành chính.      B. dân sự.                   C. kỉ luật.      D. quan hệ xã hội.

Câu 17. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Trái phong tục tập quán.            B. Lỗi.

C. Trái pháp luật.                            D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 18. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến

A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.           B. nội quy trường học.

C. các quan hệ xã hội.                                              D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.

Câu 19. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Trái chính sách.             B. Trái pháp luật.

C. Lỗi của chủ thể.            D. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể.

Câu 20. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân, đó là các quan hệ về mặt

A. tinh thần.      B. lao động.           C. xã giao.      D. hợp tác.

Câu 21. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm

A. dân sự.          B. hành chính.         C. trật tự xã hội.   D. quan hệ kinh tế.

Câu 22. Vi phạm pháp luật là hành vi

A. trái thuần phong mĩ tục.   B. trái pháp luật.C. trái đạo đức xã hội.   D. trái nội quy của tập thể.

Câu 23. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho

A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.          B. các quan hệ chính trị của nhà nước.

C. các lợi ích của tổ chức, cá nhân.                           D. các hoạt động của tổ chức, cá nhân.

Câu 24. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.              B. hiểu được hành vi của mình.

C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.                       D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu 25. Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Khuyết điểm.      B. Lỗi.                 C. Hạn chế.      D. Yếu kém.

Câu 26. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?

A. Không cẩn thận.    B. Vi phạm pháp luật.       C. Thiếu suy nghĩ.      D. Thiếu kế hoạch.

Câu 27. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?

A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.

B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

C. Xác định được người tốt và người xấu.

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.

Câu 28. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của

A. giáo dục pháp luật.   B. trách nhiệm pháp lí.     C. thực hiện pháp luật.    D. vận dụng pháp luật.

Câu 29. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là

A. nghi phạm.      B. tội phạm.            C. vi phạm.      D. xâm phạm.

Câu 30. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?

A. Cảnh cáo.            B. Phê bình.          C. Chuyển công tác khác.                  D. Buộc thôi việc.

Câu 31. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?

A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.            B. Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

C. Mọi cơ quan, tổ chức.                              D. Mọi công dân.

Câu 32. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.         B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.         D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 33. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý ?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.                B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.                D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 34. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.              B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.               D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 35. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?

A. Từ đủ 14 tuổi.        B. Từ đủ 16 tuổi.       C. Từ đủ 17 tuổi.           D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 36. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ?

A. Từ đủ 14 đến dưới 16.     B. Từ đủ 15 dến dưới 16.

C. Từ đủ 15 đến dưới 18.     D. Từ đủ 14 đến dưới 18.

Câu 37. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?

A. Trách nhiệm hành chính.              B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm xã hội.                     D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 38. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm

A. hành chính.           B. kỉ luật.            C. nội quy lao động.         D. quy tắc an toàn lao động.

Câu 39. Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật ?

A. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

B. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.

C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.

D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường.

Câu 40. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ?

A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.

Câu 41. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm

A. hành chính.      B. hình sự.                C. dân sự.      D. kỉ luật.

Câu 42. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. không thiện chí.              B. trái pháp luật.

C. không phù hợp.              D. trái với các quan hệ xã hội.

Câu 43. Cán bộ, công chức vi phạm công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm

A. dân sự.      B. kỉ luật.                  C. hình sự.      D. hành chính.

Câu 44. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?

A. Làm mất tài sản của người khá.                            

B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.

C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khá.

D. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.

Câu 45. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?

A. Từ đủ 12 tuổi.                     B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 16 tuổi.                     D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 46. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

A. sử dụng pháp luật.          B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.          D. áp dụng pháp luật.

Câu 47. Đối tượng bị xử phạt vi phạm kỷ luật là

A. công dân.                        B. cán bộ, công chức.

C. học sinh.                        D. cơ quan, tổ chức.

Câu 48. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu ?

A. Chưa đủ 14 tuổi.                    B. Chưa đủ 16 tuổi.

C. Chưa đủ 18 tuổi.                    D. Chưa đủ 20 tuổi.

Câu 49. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm

A. độ tuổi và nhận thức.             B. độ tuổi và trình độ.

C. độ tuổi và hành vi.                 D. nhận thức và hành vi.

Câu 50. Độ tuổi của con người có năng lực trách nhiệm pháp lí là

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.              B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.              D. từ đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 51. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.      B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.

C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.             D. không có lỗi.

Câu 52. Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm

A. hành chính.   B. kỉ luật.         C. trật tự đô thị.    D. chính sách nhà ở.

Câu 53. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

A. không trái pháp luật.

B. không có lỗi.

C. nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

D. nguời thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.

Câu 54. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong

A. Bộ luật Hình sự.             B. Luật Hành chính.

C. Luật An ninh Quốc gia.      D. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 55. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý ?

A. Ngăn chặn người vi phạm tiếp tục vi phạm.

B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật.

C. Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

D. Buộc người vi phạm chấm dứt những hành vi trái pháp luật.

Câu 56. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.               B. Vi phạm nội quy trường học.

C. Vi phạm hành chính.                               D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 57. Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm

A. hành chính.                 B. kỷ luật.

C. nội quy lao động.        D. quy tắc an toàn lao động.

Câu 58. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự ?

A. Tham ô tài sản của Nhà nước.

B. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.

C. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.

D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.

Câu 59. Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đống tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi

A. vi phạm hình sự.     B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.       D. vi phạm kỷ luật.

Câu 60. Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của

A. vi phạm hành chính.          B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm hình sự.                D. vi phạm kỷ luật.

Câu 61. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Thi hành pháp luật.            B. Cưỡng chế pháp luật.

C. Áp dựng pháp luật.            D. Bảo đảm pháp luật.

Câu 62. M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

A. Hình sự.      B. Dân sự.                C. Hành chính.      D. Kỷ luật.

Câu 63. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chinh và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

A. Hình sự và hành chính.         B. Kỷ luật và dân sự.

C. Hành chính và dân sự.          D. Hành chính và kỷ luật.

Câu 64. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A. áp dụng pháp luật.             B. tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.            D. thi hành pháp luật.

Câu 65. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A. Hình sự.      B. Hành chính.             C. Kỷ luật.      D. Dân sự.

Câu 66. Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình ?

A. Trách nhiệm kỷ luật.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hành chính.

D. Trách nhiệm hình sự.

Câu 67. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

A. Sáng kiến pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Thực hành pháp luật.

Câu 68. Là người kinh doanh tự do, bà K thường xuyên bày bán hàng trên hè phố. Việc làm của bà K là biểu hiện của

A. vi phạm kỷ luật.

B. vi phạm trật tự.

C. vi phạm hành chính.

D. vi phạm quy tắc hè phố.

Câu 69. Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm

A. an toàn đô thị.

B. an toàn tính mạng công dân.

C. hành chính.

D. kỷ luật.

Câu 70. Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A. Hành chính.      B. Kỷ luật.

C. Dân sự.      D. Thỏa thuận.

Câu 71. Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi

A. vi phạm tổ chức.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỷ luật.

D. vi phạm nội quy cơ quan.

Câu 72. Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sáng kiến pháp luật.

 

 

Luật dân sự 2015.

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

 

 

 

 

 

 

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

A

A

A

A

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

A

B

A

A

 

Đáp án

Câu

13

14

15

16

17

18

Đáp án

A

A

A

A

A

A

Câu

19

20

21

22

23

24

Đáp án

A

A

B

B

A

A

Đáp án

Câu

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

B

B

B

B

B

Câu

31

32

33

34

35

36

Đáp án

B

B

B

B

B

A

 

Đáp án

Câu

37

38

39

40

41

42

Đáp án

B

B

A

A

B

B

Câu

43

44

45

46

47

48

Đáp án

B

B

C

D

B

C

 

Đáp án

Câu

49

50

51

52

53

54

Đáp án

A

A

B

A

C

A

Câu

55

56

57

58

59

60

Đáp án

B

C

B

B

C

C

 

Đáp án

Câu

61

62

63

64

65

66

Đáp án

C

C

C

C

C

C

Câu

67

68

69

70

71

72

Đáp án

C

C

C

C

C

C

 

 

Khách