Bài 19 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

 

BÀI 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ

(GIỮA THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI)

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ     I đến thế kỉ VI.

- Đầu thế kỷ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.

- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và nộp cống nặng nề.

- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán.

2. Tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

- Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển: các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao... ; vũ khí như kiếm, giáo, mác... làm bằng sắt được sử dụng phổ biến.

- Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng hai vụ lúa một năm.

- Nghề gốm, nghề dệt,... cũng được phát triển.

- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp không bị đem cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.

Khách