Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

 

TUẦN 22                     Ôn tập bài tập : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

TIẾT 43-44                            NHIỄM SẮC THỂ VÀ ADN

 

I/ GV cho HS nhắc lại 1 số kiến thức cơ bản :

      -  Dựa vào đâu để xác định tính trạng trội

     - Thế nào là phép lai phân tích

       - Nêu các bước giải bài tập di truyền.

       - Nguyên tắc tự nhân đôi của ADN,

       - Sự phân chia NST ở các kỳ nguyên phân và giãm phân

II/ Bài tập :

     1/ Cách giải các dạng bài tập lai 1 cặp tính trạng :

       a/ Dạng 1: Biết KH của P, hãy xác định tỉ lệ KH, KG ở F1 và F2

                   Cách Giải : Bước 1 : qui ước gen

                     Bước 2 : xác định KG của P

                     Bước 3 : viết sơ đồ lai

         Vd: cho đậu thân cao x đậu thân thấp, F1 thu toàn thân cao cho F1 tự thụ phấn.

         hãy xác định KH và KG ở F1 và F2. Biết rằng tt  chiều cao do gen qui định.

      b/ Dạng 2 : biết số lượng hoặc kiểu hình ở con. Hãy xác định KG, KH của P

Giải : Căn cứ vào KH ở đời con

F : (1:1) -> P : Aa x aa

F : (3:1) -> P: Aa x AaF : (1 : 2 : 1) -> P : Aa x Aa (trội không hoàn toàn)

Vd: ở cá kiếm tình trạng mắt đen (qui định gen A) là trội hoàn toàn so với

tính trạng mắt đỏ (qui dịnh gen a)

P : cá kiếm mắt đen  x cá kiếm mắt đỏ -> F1 thu được 51% cá mắt

đen: 49% cá mắt đỏ.

Vậy kiểu gen của P trong phép lai tiên như thế nào?

       *  Bài tập:

           a/ Cho cà chua quả đỏ tc lai với cà chua quả vàng tc. Nếu cho F1 tự thụ

             phấn. Hãy cho biết tỉ lệ KH và KG ở F1 và F2. Biết quả đỏ trội hoàn toàn so

             với quả vàng.

           b/ Màu sắc lông chuột do 1 gen qui định. Để theo dõi sự di truyền màu lông

              chuột, người ta thu được những kết quả như sau : P : Lông lông xám x lông

              xám à 24,9 % lông đen 49,9 % lông xám. 25% lông trắng. Hảy xác định

          KG của P.

BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN

Vấn đề 1: Xác định số lượng NST, tâm động, cromatit qua các kì nguyên phân.

Phương pháp                        Bước 1: Xác định bộ NST 2n

Bước 2: Xác định số lượng NST, cromatit.

Công thức tính:

 

 

Số NST đơn

NST kép

Số crômatit

Số tâm động

Kì đầu

0

2n

2(2n) = 4n

2n

Kì giữa

0

2n

2(2n) = 4n

2n

Kì sau

2(2n) = 4n

0

0

2(2n) = 4n

Kì cuối

2n

0

0

2n

 

Ví dụ: Một hợp tử ở người có 2n= 46 NST thực hiện nguyên phân.

1.      Khi ở kì trung gian, hợp tử trên có:

a.       Bao nhiêu NST?         B. Bao nhiêu tâm động?       C.Bao nhiêu cromatit?

2.      Khi chuyển sang kì đầu, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép?

3.      Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có:

a.       Bao nhiêu NST kép?       B. Bao nhiêu cromatit?    C. Bao nhiêu tâm động?

4.      Khi chuyển sang kì sau, hợp tử trên có :

a.       Bao nhiêu NST đơn?           B.Bao nhiêu tâm động?

Lời Giải

1.      Khi ở kì trung gian:

a.       Khi NST chưa nhân đôi có 46 sợi nhiễm sắc.                     b. Số tâm động là 46.

c. Sau khi nhân đôi số cromatit:  46 x 2 = 92.

2.      Khi ở kì trước, hợp tử có số NST kép là 46.

3.      Khi ở kì giữa, hợp tử có :

a.       46 NST kép                            b. 92 cromatit.                       c. 46 tâm động.

4.      Khi ở kì sau, hợp tử có:

a.       92 NST đơn.                           B. 92 tâm động.

       d/ Đoạn gen B có 3000 Nuclêôtit có A + T = 60%, Hảy xác định số Nuclêôtit

            từng loại của gen B .

Vấn đề 2: Xác định số tế bào và số NST sau nhiều lần nguyên phân liên tiếp.

-     Số tế bào tạo thành sau n lần nguyên tiếp: 2n

-     Số NST qua n lần nguyên phân liên tiếp: 2n . 2n

-     Số NST do môi trường nội bào cung cấp  qua n lần nguyên phân liên tiếp:

                                2n . (2n – 1)

-     Số NST hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp  qua n lần nguyên phân liên tiếp:

                                2n . ( 2n – 2 )

Ví dụ: Gà có bộ NST 2n = 78NST.

a.       Tế bào này nguyên phân liên tiếp 5 đợt. Tính số tế bào con hình thành.

b.      Tổng số NST trong tế bào con là bao nhiêu?

c.      Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp cho các tế bào con là bao nhiêu?

Lời giải

a. Số tế bào con tạo ra:   25  =  32 tế bào.

b. Tổng số NST có trong các tế bào con :  32  x  78  =   2496  NST.

c. Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp:  78 x (32 -1) = 2418 NST.

I.2 BÀI TẬP GIẢM PHÂN

Vấn đề 1: Xác định số lượng NST, tâm động, cromatit qua các kì giảm phân

Phương pháp:         Bước 1: Xác định bộ NST 2n.

                   Bước 2: Xác định số lượng NST, cromatit.

Công thức tính:

 

 

Số NST đơn

NST kép

cromatit

Tâm động

Kì đầu 1

0

2n

2(2n)

2n

Kì giữa 1

0

2n

2(2n)

2n

Kì sau 1

0

n

2n

n

Kì cuối 1

0

n

2n

n

 

 

Số NST đơn

NST kép

cromatit

Tâm động

Kì đầu 2

0

n

2n

n

Kì giữa 2

0

n

2n

n

Kì sau 2

2n

0

0

2n

Kì cuối 2

n

0

0

n

Ví dụ: Ở người, bộ NST  2n = 46. Một tinh bào bậc 1 bước vào giảm phân.

1. Khi tế bào bước vào giảm phân I:

a. Số NST kép ở kì đầu là bao nhiêu.                        b. Số NST kép ở kì giữa là bao nhiêu.

c. Số NST kép đang phân li về 1 cực của tế bào là ban nhiêu.

d. Kết thúc giảm phân I, mỗi tế bào con mang bao nhiêu NST kép?

2. Khi các tế bào con sang giảm phân II:

a. Số NST kép và tâm động ở kì giữa của mối tế bào con là bao nhiêu?

b. Số NST đơn và tâm động ở kì sau của mỗi tế bào con là bao nhiêu?

c. Số NST đơn ở mỗi tế bào con được tạo thành khi kết thúc giảm phân II là bao nhiêu?

Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

Lời giải

1. Khi tế bào bước vào giảm phân I:

a. Ở kì đầu, tế bào có 46 NST kép.

b. Ở kì giữa, tế bào có 46 NST kép.

c. Số NST kép đang phân li về 1 cực của tế bào là:  46 : 2 = 23NST kép.

d. Khi kết thúc giảm phân I, mỗi tế bào con được tạo thành đều mang 23 NST kép.

2. Khi các tế bào con chuyển sang giảm phân II:

a. Mỗi tế bào con ở kì giữa có 23 NST kép và 23 tâm động.

b. Mỗi tế bào con ở kì sau có: 23  x 2 = 46 NST đơn; 46 tâm động.

c. Mỗi tế bào con được hình thành sau giảm phân II có 23 NST đơn.

Bài tập áp dụng

Bài 1: Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Hãy xác định:

a.       Số tâm động ở kì sau 1 của giảm phân.

b.      Số NST ở kì giữa 1 của giảm phân

c.      Số NST ở kì cuối 1 của giảm phân

d.      Số NST ở kì cuối 2 của giảm phân

Bài 2: Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST này thay đổi về số lượng và trạng thái. Xác định số lượng và trạng thái NST ở :

a.       Kì giữa I.

b.      Kì cuối I khi 2 tế bào con được hình thành.                                    c/ Kì giữa II.

c.      Kì sau II.                                 e.  Kì cuối II khi quá trình phân bào kết thúc.

Vấn đề 2: Tính số lượng NST trong giao tử:

Phương pháp:               Bước 1: Xác định bộ NST 2n.

                          Bước 2: Số lượng NST trong bộ NST.

+ Tinh trùng: n

+ Trứng: n

Ví dụ: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình thành 64 tế bào con với tổng số 512 NST.

a.       Xác định bộ NST 2n.             b/ Xác định số NST trong tinh trùng, trứng.

Lời giải

a.       Bộ NST của loài:   2n = 512 : 64 = 8 NST.

b.      Số NST trong tinh trùng, trứng:   8: 2 = 4 NST.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 đợt được môi trường nội bào  cung cấp 168 NST.

a.       Xác định bộ NST 2n của loài            b/ Xác định số NST trong tinh trùng và trứng.

Bài 2: Tinh trùng của ruồi giấm có bộ NST (n =4).

a.       Xác định bộ NST 2n                                      b/ Viết kí hiệu bộ NST có trong tinh trùng.

Bài 3: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình thành 128 tế bào con

a.       Xác định  số đợt nguyên phân.

b.      Xác định số NST trong tinh trùng, trứng? Cho biết bộ NST 2n =80 NST.

 

 

 

 

Khách