Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Nội dung lý thuyết

1. Ô nhiễm không khí

- Thực trạng: Không khí ô nhiễm ngày một tăng ở mức độ báo động.

- Nguyên nhân:

   + Khí thái sự phát triển công nghiệp.

   + Hoạt động của giao thông, ô nhiễm phóng xạ nguyên tử.

   + Hoạt động sinh hoạt của con người đã thải khói bụi vào không khí.

- Hậu quả:

   + Mưa axit làm cây cối bị chết ăn mòn các công trình xây dựng.

Hậu quả sau một trận mưa axit.

   + Các bệnh hô hấp về con người.

   + Tăng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn.

Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất ngày một nóng lên, khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn.

- Biện pháp:

   + Cắt giảm khí thải kí nghị định thư Ki-ô-tô.

   + Trồng rừng.

   + Hạn chế sử dụng năng lượng nguyên tử.

@65963@

2. Ô nhiễm nước

- Các nguồn nước bị ô nhiễm: nước biển, nước sông hồ, nước ngầm,…

Một bờ biển ngập trong rác thải.

- Thực trạng: Nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng tăng và ở mức độ báo động.

- Nguyên nhân:

Chất thải công nghiệp, sinh hoạt chưa được xử lý đã đổ thẳng ra sông, biển là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nước.

   + Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, váng dầu, chất phóng xạ.

   + Lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt,…

- Hậu quả:

   + Ảnh hưởng đến ngành thủy sản, hủy hoại cân bằng sinh thái.

   + Thủy triều đen, thủy triều đỏ.

@29480@@29478@

- Biện pháp:

   + Xử lí chất thải trước khi ra môi trường, sử dụng hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu.

   + Hạn chế sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác vận chuyển đắm tàu,…

Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước là những vấn để rất lớn về môi trường ở đới ôn hoà. Các hiện tượng mưa axít, thuỷ triều đỏ, hiệu ứng nhà kính... không những gây hậu quả nghiêm trọng cho đới ôn hoa mà còn cho toàn Trái Đất.