Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hoạt động kinh tế

- Phân loại: Hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại.

- Hoạt động kinh tế cổ truyền:

   + Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.

Chăn nuôi cừu theo hình thức du mục.

   + Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch…

   + Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.

Một đoàn Lạc Đà chở hàng hóa qua hoang mạc.

@65970@@56275@

- Hoạt động kinh tế hiện đại:

   + Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác.

   + Phát triển du lịch ở hoang mạc.

2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng

- Nguyên nhân:

   + Thời kì khô hạn kéo dài, hiện tượng cát bay, cát chảy.

   + Con người khai thác rừng quá mức, tài nguyên đất bị cạn kiệt,…

- Hậu quả:

   + Diện tích đất trồng bị thu hẹp.

   + Đời sống người dân bị ảnh hưởng.

@56276@@52685@

- Biện pháp:

   + Cải tạo hoang mạc bằng cách khoan giếng sâu hay bằng kênh đào.

   + Trồng rừng để ngăn hoang mạc mở rộng.

Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong ốc đảo. Ngày nay, với sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu... con người đang tiến vào khai thác các hoang mạc. Diện tích hoang mạc trên thế giới vẫn đang tiếp tục mở rộng.