Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Nội dung lý thuyết

I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.

II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào

1. Thí nghiệm 1

Cho đinh sắt vào ống nghiệm (1) đựng CuSO4 và cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm (2) đựng dung dịch FeSO4.

Thí nghiệm Fe tác dụng với dung dịch CuSO4

Thí nghiệmTiến hànhHiện tượng
Ống nghiệm (1)Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt
Ống nghiệm (2)Cho dây đồng vào dung dịch FeSO4Không có hiện tượng gì xảy ra

Nhận xét: Ở ống nghiệm (1) sắt đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối đồng. Ở ống nghiệm (2), đồng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối. Ta nói sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

Fe   +   CuSO4   →  FeSO4   +   Cu

Ta xếp sắt đứng trước đồng: Fe, Cu.

2. Thí nghiệm 2

Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNOvà mẩu dây bạc vào ống nghiệm (2) đựng dung dịch CuSO4.

Thí nghiệmTiến hànhHiện tượng
Ống nghiệm (1)Cho dây đồng vào dung dịch AgNO3Có chất rắn màu xanh vào dây đồng
Ống nghiệm (2)Cho dây bạc vào dung dịch CuSO4Không có hiện tượng gì xảy ra

Nhận xét: Ở ống nghiệm (1) đồng đã đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối bạc. Ở ống nghiệm (2), bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối, chứng tỏ đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

Cu   +   2AgNO3   →  Cu(NO3)2   +   2Ag

Ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag.

3. Thí nghiệm 3

Cho đinh sắt và lá đồng nhỏ vào hai ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2) riêng biệt đựng dung dịch HCl.

                                                        

Thí nghiệmTiến hànhHiện tượng
Ống nghiệm (1)Cho đinh sắt vào dung dịch HClCó nhiều bọt khí thoát ra
Ống nghiệm (2)Cho dây đồng vào dung dịch HClKhông có hiện tượng gì xảy ra

Nhận xét: Sắt đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit còn đồng thì không.

Fe    +    2HCl    →   FeCl2   +    H2

Ta xếp sắt đứng trước hidro, đồng đứng sau hidro: Fe, H, Cu.

4. Thí nghiệm 4

Cho mẩu natri và đinh sắt vào hai cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein.

Cho mẩu natri vào cốc nước cất có phenolphtalein

Thí nghiệmTiến hànhHiện tượng
Cốc (1)Cho mẩu natri vào cốc nước cất có thêm vài giọt phenolphtaleinMẩu natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần 
Cốc (2)Cho đinh sắt vào cốc nước cất có thêm vài giọt phenolphtaleinKhông có hiện tượng gì xảy ra

Nhận xét: Ở cốc (1), natri phản ứng ngay với nước sinh ra dung dịch bazơ nên làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ.

2Na  +   2H2O   →   2NaOH  +  H2

Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt. Ta xếp natri đứng trước sắt: Na, Fe.

  • Kết luận: Dựa vào kết quả của các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 ta có thể sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học như sau: Na, Fe, H, Cu, Ag. Và bằng nhiều thí nghiệm hóa học khác nữa, người ta so sánh được mức độ hoạt động hóa học của nhiều kim loại khác và sắp xếp chúng thành một dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động gọi là dãy hoạt động hóa học của kim loại.
  • Sau đây là dãy hoạt động hóa học của một số kim loại tiêu biểu:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

day-hoat-dong-hoa-hoc-cua-kim-loai

III. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động của kim loại cho biết:

a. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải

b. Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

c. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng,….) tạo ra H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)

d. Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

@221361@@221445@@221499@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!