Bài 16. Tính chất hóa học của kim loại

Nội dung lý thuyết

I. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM

1. Tác dụng với oxi

Các kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo oxit kim loại tương ứng.

2Mg + O2     2MgO

2Al + 3O2     2Al2O3

3Fe + 2O2     Fe3O4

Ví dụ: Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ.

2. Tác dụng với phi kim khác

Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất).

Cu+ Cl2     CuCl2

2Al + 3Cl2      2AlCl3

2Fe+ 3Cl2     2FeCl3

Phản ứng của Fe với khí Clo.

Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường).

Cu + S    CuS

Fe + S   FeS

Hg + S → HgS

Ứng dụng: Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh để thu gom thủy ngân.

@215239@

II. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXIT

1. Axit HCl, H2SO4 loãng

Một số kim loại hoạt động đứng trước hidro trong dãy hoạt động của kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑

2Al   +   6HCl   →  2AlCl3   +   3H2

Nhôm phản ứng với dung dịch clohidric HCl.

@214541@

2. Tác dụng với axit H2SO4 đặc. 

Khi kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng thì muối tạo thành có số oxi hóa cao nhất và không giải phóng khí hidro.

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

III. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

1. Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat

Cu  +  2AgNO3  →  Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Từ phản ứng, ta thấy đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói, đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

2. Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat

  • Thí nghiệm: Cho mẩu kẽm vào vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) sunfat.

  • Hiện tượng: Mẩu kẽm tan dần, có chất rắn màu đỏ bám xung quanh mẩu kẽm, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần.
  • Nhận xét: Kẽm đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

  • Kết luận: Các kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ca...) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
@214699@@215145@

1. Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxit.

2. Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

3. Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!