Bài 16: Quyền tham gia quản lý Nhà nước của công dân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Bài 16:   QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVÀ  QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

1.Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là gì ?

* Là quyền của công dân:

- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội.

- Tham gia bàn bạc công việc chung.

- Tham gia thực hiện, giám sát và đánh giá hoạt động, công việc chung của đất nước và xã hội.

2. Phương thức thực hiện

- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước và xã hội.

- Gián tiếp: Là thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

3. Ý nghĩa:

* Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân:

- Đảm bảo công dân thực hiện quyền làm chủ

- Để công dân thực hiện trách nhiệm của mình với nhà nước và xã hội

4. Trách nhiệm:

a. Trách nhiệm của nhà nước.

- Quy định bằng pháp luật

- Thanh tra, giám sát việc thực hiện.

b. Trách nhiệm của công dân

- Nhận thức đúng, hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, cách thực hiện.

- Nâng cao hiểu biết, tu dưỡng rèn luyện  phẩm chất, năng lực.

BÀI TẬP:

1.     Khi học bài Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân bạn Hải cho rằng: quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là của cán bộ và những người lãnh đạo. Những người lao động bình thường thì không có quyền ấy vì họ không phải là cán bộ lãnh đạo.

-         Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hải hay không? Tại sao?

2.     Việc làm nào sau đây thể hiện công dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước:

A.   Gặp trực tiếp đại biểu Quốc hội để gửi kiến nghị lên Quốc hội.

B.    Giám sát các hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú.

C.   Gặp trực tiếp đại biểu Hội đồng nhân dân để nói chuyện.

D.   Giám sát các hoạt động của nhà nước thông qua báo, đài.

 

 

Khách