Bài 15: Chính sách đối ngoại

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Bài 15:

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

----------=====™˜–—™˜=====----------

1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại

- Vai trò: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

- Nhiệm vụ:

+ Giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển KT – XH, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại.

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

- Tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi

3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác

- Củng cố tăng cường quan hệ với các Đảng Cộng sản, các phong trào độc lập dân tộc, và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.

- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại

- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại.

- Luôn quan tâm tình hình thế giới và vai trò nước ta trên quốc tế.

- Luôn rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ…

- Thể hiện ý thức dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.

BÀI TẬP

Câu 1. “Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế” là nhiệm vụ của

A. chính sách về kinh tế.                                           B. chính sách quốc phòng.

C. chính sách đối ngoại.                                           D. chính sách khoa học và công nghệ.

Câu 2. Trong các phương án sau, phương án nào là nhiệm vụ của chính sách đối ngoại?

A. Tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sống hòa bình.

B. giữ gìn môi trường hòa bình.

C. giữ vững môi trường hợp tác, bình đẳng.  D. Bảo vệ môi trường hợp tác bình đẳng.

Câu 3. Vai trò của chính sách đối ngoại là: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và

A. giữ vững vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

B. giữ nguyên vị thế nước ta trên trường quốc tế.

C. củng cố vị thế nước ta trên trường quốc tế.

D. nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc đối ngoại?

A. Tôn trọng đọc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

B. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Câu 5. Phương án nào dưới đây đúng nhất với nội dung: Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi đưa nước ta

A. hội nhập với khu vực.                              B. hội nhập với thế giới.

C. hội nhập với nước khác.                          D. hội nhập và ổn định

Câu 6. Nội dung nào sau đây là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại?

A. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.

Câu 7. Nội dung nào sau đây đúng với phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại?

A. Chủ động và tích cực phát triển du lịch.

B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Chủ động đổi mới cơ chế quản lí kinh tế xã hội.

D. Chủ động đổi mới quy định của luật pháp về hợp tác kinh doanh.

Câu 8. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì

A. sự tiến bộ của các quốc gia.                                B. hòa bình, hạnh phúc và dân chủ xã hội.

C. hòa bình, hạnh phúc của nhân dân mỗi nước.

D. hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 9. Phương án nào sau đây đúng nhất với phương hướng: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

A. trên lĩnh vực khoa học – kỹ thuật.                        B. trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

C. trên các lĩnh vực khác.                             D. trên các lĩnh vực kinh tế văn hóa.

Câu 10. Phương án nào sau đây đúng nhất với nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và

A. không can thiệp vào mọi công việc của nhau.

B. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. không can thiệp vào việc giải quyết vấn đề chủ quyền của nhau.

D. không can thiệp vào chính sách đối ngoại của nhau.

 

 

HẾT

Khách