Bài 15. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nguyên nhân: do chính sách cai trị tàn ác của chính quyền đô hộ nhà Hán khiến cho nhân dân ta rất oán hận.

- Những nét chính:

+ Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa. Dân chúng lần lượt nổi dậy, theo về với Hai Bà Trưng ngày càng đông đảo.

+ Nghĩa quân Hai Bà Trưng nhanh chóng làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).

Hai Bà Trưng – Wikipedia tiếng Việt
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa (tranh dân gian Đông Hồ)

+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Chính quyền Trưng Vương ban tước cho người có công, miễn giảm thuế khóa cho dân,...

+ Năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự kiên cường nhưng do thế giặc mạnh nên buộc phải rút quân và Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43).

@1394375@

- Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc.

+ Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh - Hà Nội

! Hàng năm, khu di tích đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh mở hội chính từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, cũng là ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa. Ngày mồng 6 là chính hội.

Nhân dân còn ghi nhớ câu ca:

“Có về thăm hội Hạ Lôi

Tháng Giêng mồng sáu cho tôi đi cùng”.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu

- Nguyên nhân: từ đầu thế kỉ III, nhà Ngô cai trị nước ta. Chúng đặt thêm nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa người Việt và chính quyền cai trị càng trở nên gay gắt.

- Những nét chính:

+ Năm 248, Bà Triệu và anh trai phất cờ khởi nghĩa.

+ Nghĩa quân ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng.

BÀ TRIỆU (226 - 248)
Bà Triệu (tranh dân gian Đông Hồ)

+ Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử tướng quân kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.

+ Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền (Thanh Hóa ngày nay).

+ Ít lâu sau, Bà Triệu hy sinh. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

@1395762@

- Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Ý nghĩa:

+ Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung, của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

+ Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III - V.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân

- Nguyên nhân: từ đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt cai trị khiến người Việt càng thêm khốn khổ. Mâu thuẫn vốn có giữa người Việt với chính quyền phong kiến phương Bắc ngày càng gay gắt.

@1399774@

- Những nét chính:

+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí đã lãnh đạo người Việt nổi dậy khởi nghĩa. Chỉ trong ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh).

+ Mùa xuân năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập.

+ Năm 545, quân Lương tiến đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế buộc phải rút quân về động Khuất Lão (Phú Thọ). Tại đây, Lý Nam Đế giao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến.

+ Triệu Quang Phục rút quân về xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), tổ chức kháng chiến lâu dài.

+ Năm 550, cuộc kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua nước Vạn Xuân.

+ Đầu thế kỉ VII, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược.

Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí

- Kết quả: nước Vạn Xuân chấm dứt.

- Ý nghĩa:

+ Cuộc khởi nghĩa Lý Bí với sự ra đời và tồn tại của nước Vạn Xuân đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì độc lập, tự chủ của người Việt.

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân nước Vạn Xuân chống lại quân Lương xâm lược còn để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.

Cổ kính chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ - Hà Nội) có nguồn gốc từ chùa Khai Quốc thời Lý Nam Đế

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng

- Nguyên nhân: không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

- Những nét chính:

+ Năm 713, Mai Thúc Loan phát động khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. Tại đây, ông cho xây thành Vạn An (Nghệ An) và xưng là Mai Hắc Đế.

+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút đông đảo nhân dân ở khắp các vùng miền tham gia.

+ Nghĩa quân Mai Thúc Loan tiến ra Bắc, đánh và làm chủ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).

+ Năm 722, nhà Đường đưa 10 vạn quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan bị dập tắt.

Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan

+ Tiếp sau khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cùng các em trai tập hợp quân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ thành Tống Bình.

+ Tuy nhiên, không lâu sau, Phùng Hưng qua đời. Con trai ông là Phùng An lên nối nghiệp và tôn ông là "Bố Cái đại vương".

+ Cuối thế kỉ VIII, nhà Đường đưa quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa kết thúc.

@1396672@

- Kết quả: cả hai cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

- Ý nghĩa:

+ Là sự nối tiếp truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

+ Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người VIệt đầu thế kỉ X.

Thời gianSự kiệnKết quả
Năm 40 - 43Khởi nghĩa Hai Bà TrưngĐánh đổ chính quyền đô hộ nhà Hán, xưng vương, lập chính quyền tự chủ
Năm 248Khởi nghĩa Bà TriệuĐánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Ngô
Năm 542 - 602Khởi nghĩa Lý BíĐánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân
Năm 713 - 722Khởi nghĩa Mai Thúc LoanĐánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây thành Vạn An, xưng đế
Cuối thế kỉ VIIIKhởi nghĩa Phùng HưngĐánh đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, xưng vương