Bài 14. Sinh sản của cá và tôm

Nội dung lý thuyết

I. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ, TÔM

1. Đặc điểm sinh sản của cá

a. Tuổi thành thục sinh dục

- Tuổi thành thục sinh dục là tuổi nhỏ nhất trong đời (lần đầu tiên) cá có sản phẩm sinh dục thành thục.

- Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau; trong cùng một loài, tuổi thành thục sinh dục của con đực cũng có thể khác con cái.

- Ví dụ: Tuổi thành thục sinh dục của:

+ Cá rô phi là khoảng 4 - 6 tháng tuổi.

+ Cá chép là khoảng 12 - 18 tháng tuổi.

+ Cá tra đực là khoảng 24 tháng tuổi.

+ Cá tra cái là khoảng 36 tháng tuổi.

b. Mùa sinh sản

- Cá sinh sản vào những mùa có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của phôi và cá con.

- Ở nước ta, mùa sinh sản chủ yếu của cá là:

+ Cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3, tháng 4) ở miền Bắc.

+ Vào đầu mùa mưa (tháng 5) ở miền Nam.

c. Phương thức sinh sản

- Hầu hết các loài cá đẻ trứng, thụ tinh ngoài trong môi trường nước.

- Vào mùa sinh sản:

+ Cá đến tuổi thành thục sẽ ghép đôi với nhau.

+ Cá cái bơi trước đẻ trứng.

+ Cá đực bơi sau tưới tinh lên trứng.

Cá ghép đôi trong mùa sinh sản.hoc24

d. Điều kiện sinh sản

- Khi thành thục sinh dục, quá trình sinh sản của đa số các loài cá chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường sinh thái như:

+ Nhiệt độ, độ mặn,

+ Oxygen hoà tan,

+ Dòng chảy, thời tiết, ánh sáng, thức ăn,...

- Ví dụ: Trong tự nhiên, cá chép thành thục sinh dục thường:

+ Sinh sản vào những ngày thời tiết mát mẻ.

+ Nhiệt độ nước khoảng 20 - 25°C.

+ Hàm lượng oxygen hoà tan từ 6 đến 8 mg/L.

+ Khu vực cá chuẩn bị đẻ có giá thể là cây cỏ thuỷ sinh.

+ Có nguồn nước mới như trời vừa mưa,...

e. Sức sinh sản

Cá rô phi mới nở mang khối noãn hoàng.hoc24

- Cá có sức sinh sản tương đối cao do đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài ở môi trường nước.

- Đó là biểu hiện sự thích nghi cao với điều kiện môi trường sống.

- Có hai cách tính sức sinh sản của cá là:

+ Sức sinh sản tương đối.

+ Sức sinh sản tuyệt đối.

- Tuỳ từng loài, điều kiện sống, khối lượng và tuổi cá thể,... mà sức sinh sản sẽ khác nhau.

2. Đặc điểm sinh sản của tôm

a. Tuổi thành thục sinh dục

- Đa số các loài tôm, tuổi thành thục sinh dục được xác định dựa vào tuổi và khối lượng cơ thể.

- Đối với tôm sú, tuổi thành thục sinh dục khoảng 8 tháng tuổi, tương đương với:

+ 90g ở tôm đực.

+ 100g ở tôm cái.

- Tôm thẻ chân trắng thành dục sinh dục khoảng 10 tháng tuổi, tương đương với:

+ 40g ở con đực.

+ 45g ở con cái.

b. Mùa sinh sản

- Các loài tôm khác nhau có mùa sinh sản khác nhau.

- Ví dụ:

+ Tôm sú đẻ quanh năm, tập trung vào tháng 3 đến tháng 4 và tháng 7 đến tháng 10.

+ Mùa sinh sản của tôm thẻ chân trắng dao động từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

c. Phương thức sinh sản

- Tôm sinh sản bằng hình thức giao vĩ và đẻ trứng.

+ Giao vĩ là quá trình con đực bắt cặp với con cái và đưa tình trùng vào trong túi chứa tình của con cái.

Hoạt động giao vĩ của tôm.hoc24

- Khi con cái đẻ, trứng sẽ được thụ tinh khi đi qua túi chứa tỉnh.

- Đối với tôm nước ngọt trứng sau khi đẻ sẽ:

+ Dính vào các lông tơ ở các đôi chân bụng của tôm mẹ.

+ Được giữ ở đó cho đến khi nở thành ấu trùng.

loading...
Tôm càng xanh đang ôm trứng.hoc24

- Đa số các loài tôm nước mặn, trứng sau khi thụ tình sẽ được phóng thích ra môi trường nước.

d. Điều kiện sinh sản

Trong tự nhiên:

- Một số loài tôm có tập tính di cư sinh sản.

- Các cá thể tôm thành thục sinh sản.

=> Sẽ bơi đến vùng có đặc điểm sinh thái phù hợp và sinh sản tại đó.

e. Sức sinh sản

- Tùy vào loài, kích cỡ, tình trạng sức khỏe và điều kiện sống mà sức sinh sản của tôm khác nhau.

- Tôm sú có sức sinh sản tuyệt đối từ:

+ 300000 trứng đến 1200000 trứng/tôm cái trong điều kiện tự nhiên.

+ 200000 trứng đến 600000 trứng/tôm cái trong điều kiện nhân tạo.

II. KĨ THUẬT ƯƠNG, NUÔI CÁ, TÔM GIỐNG

1. Kĩ thuật ương nuôi cá giống

a. Giai đoạn 1: ương nuôi từ cá bột lên cá hương

* Chuẩn bị ao:

- Địa điểm thích hợp.

- Diện tích từ 500m2 đến 2000m2.

- Độ sâu từ 1,2m đến 1,5m được cải tạo theo đúng kĩ thuật.

- Nước lấy trong ao phải được lọc qua lưới, thả cá trong vòng từ 5 - 7 ngày sau khi lấy nước ao vào.

loading...
Ao ương cá bột lên cá hương.hoc24

* Lựa chọn, thả giống:

- Cỡ cá thả:

+ Cá bột được chọn để thả đã tiêu hết noãn hoàng, có khả năng tự bơi để kiếm ăn.

+ Kích cỡ cá bột có thể khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài cơ thể dao động từ 1 mm đến 10 mm.

- Thời vụ thả:

+ Miền Bắc thường có hai vụ chính là tháng 2 đến tháng 5 và tháng 7 đến tháng 9.

+ Miền Nam có thể ương nuôi quanh năm, tập trung vào mùa mưa.

- Thả giống: Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

- Chú ý:

+ Cân bằng nhiệt độ giữa trong túi cá và ngoài môi trường để tránh cá bị sốc nhiệt.

+ Mật độ ương nuôi dao động từ 100 đến 250 con/m² tuỳ từng loài.

* Chăm sóc và quản lí:

- Tuỳ theo từng loài, có thể lựa chọn thức ăn cho phù hợp theo quy trình ương nuôi.

- Trong quá trình ương nuôi:

+ thường xuyên theo dõi môi trường và sức khoẻ cá để có biện pháp xử lí kịp thời,

+ Định kì sử dụng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất để cải thiện môi trường nước trong ao.

* Thu hoạch:

- Thời gian ương nuôi cá bột lên cá hương khoảng 25 ngày.

- Trước khi thu hoạch, ngừng cho cá ăn khoảng 1 - 2 ngày.

- Nên thu vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Dùng lưới có cỡ mắt lưới nhỏ thu cá dần, thao tác nhẹ nhàng, tránh làm cả bị xây xát.

- Sau đó, cá được đưa vào giai hoặc bể chứa ít nhất từ 4 giờ đến 5 giờ giúp cá quen dần với mật độ cao trước khi đưa cá vào dụng cụ vận chuyển.

b. Giai đoạn 2: ương nuôi từ cá hương lên cá giống

* Chuẩn bị ao:

- Ao có địa điểm thích hợp.

- Thường có hình chữ nhật, chiều sâu từ 1,2 m đến 1,5 m.

- Diện tích từ 1.000 m² đến 2.000 m².

- Quy trình cải tạo ao tương tự như giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá hương.

* Lựa chọn, thả giống:

- Cỡ cá thả: Kích cỡ khác nhau tuỳ từng loài, chiều dài cả dao động từ 0,7 cm đến 7 cm.

- Ví dụ:

+ Cá rô phi hương có chiều dài từ 0,71 cm đến 2,5 cm.

+ Cá tra hương có chiều dài từ 3 cm đến 7 cm.

- Thời vụ thả: Miền Bắc có hai vụ chính là tháng 2 đến tháng 6 và tháng 8 đến tháng 10, miền Nam có thể ương nuôi quanh năm.

- Thả giống: Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Mật độ dao động từ 10 đến 20 con/m² tuỳ từng loài.

* Chăm sóc và quản lí:

- Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm dao động từ 30% đến 40% tuỳ theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loài.

- Lượng thức ăn hằng ngày được tình theo tỉ lệ khối lượng thức ăn khối lượng cá trong ao:

+ Thời gian đầu tỉ lệ này là từ 10% đến 15%.

+ Sau giảm dần còn từ 7% đến 10%.

* Thu hoạch:

- Thời gian ương nuôi từ cả hương lên cá giống khoảng 30 - 60 ngày tuỳ vào từng loài và kích cỡ cá giống cần thu hoạch.

- Phương pháp thu hoạch tương tự như giai đoạn ương nuôi cá bột lên cá hương.

2. Kĩ thuật ương nuôi tôm giống trong bể

* Chuẩn bị bể nuôi:

Bể xi măng.hoc24

- Bể ương nuôi có thể là bể xi măng, bể composite hoặc bể lót bạt, thể tích từ 4 m³ đến 8 m³.

- Bể được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng chlorine hoặc iodine với liều lượng phù hợp và rửa lại bằng nước sạch.

- Nước sử dụng trong ương nuôi ấu trùng tôm phải được xử lí theo đúng quy trình.

- Đối với tôm nước mặn, độ mặn của nước dao động từ 28% đến 30%.

* Lựa chọn, thả giống: Âu trùng khoẻ mạnh, có tính hướng quang, được sản xuất tại trại giống có đủ điều kiện theo quy định.

- Thời vụ ương tôm ở:

+ Miền Bắc từ tháng 3 đến tháng 11.

+ Miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Mật độ ương từ:

+ 150 đến 250 ấu trùng/L đối với tôm sú.

+ 200 đến 250 ấu trùng/L đối với tôm thẻ chân trắng.

- Trước khi thả ương, ấu trùng phải được tắm qua dung dịch formol nồng độ 200 ppm trong 30 giây.

+ Thả từ từ để ấu trùng quen dần với môi trường nước bể ương.

+ Nước vận chuyển và nước bể ương không được chênh lệch quá 0,5°C và 10°C mặn.

* Chăm sóc và quản lí:

- Loại thức ăn và lượng thức ăn sẽ khác nhau tuỳ vào giai đoạn biến thái của ấu trùng.

- Trong giai đoạn từ 1,5 đến 2 ngày đầu (giai đoạn Nauplius) không cho ăn.

- Trong bốn ngày tiếp theo (giai đoạn Zoea) cho ăn tảo tươi hoặc tảo khô với tần suất 4 lần/ngày, xen kẽ với thức ăn nhân tạo, lượng thức ăn từ 0,5 g đến 1 g/m³/lần, 4 lần/ngày.

- Ba ngày tiếp theo (giai đoạn Mysis) cho ăn thức ăn nhân tạo thích hợp, 4 lần/ngày với lượng từ 1 g đến 1,5 g/m³/lần.

- Kết hợp cho ăn thức ăn tươi sống là ấu trùng Artemia bung dù (Hình 14.9), 4 lần/ngày với lượng từ 2 g đến 3 g/m³/lần.

Artemia bung dù (đang nở).hoc24

- Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae) cho ăn thức ăn nhân tạo phù hợp, 4 lần/ngày với lượng từ 1,5 g đến 2 g/m³/lần, kết hợp cho ăn Artemia mới nở với lượng từ 3 g đến 4 g/m³/lần, với tần suất 4 lần/ngày.

Artemia mới nở.hoc24

* Chăm sóc:

- Thường xuyên theo dõi môi trường và tình trạng sức khoẻ của ấu trùng để có biện pháp xử lí kịp thời.

- Trong quá trình ương nuôi, không thay nước trong giai đoạn Nauplius và Zoea.

- Từ giai đoạn Mysis, có thể không thay nước hoặc thay một phần thể tích nước tuỳ vào hệ thống ương nuôi.

* Thu hoạch:

- Tiến hành thu hoạch khi tôm chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được khoảng:

+ 12 ngày (đối với tôm thẻ chân trắng).

+ 15 ngày (đối với tôm sú).

- Khi thu hoạch, cần rút bớt nước trong bể, dùng dụng cụ phù hợp chuyển tôm sang thiết bị chuyên dụng.