Bài 13. Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ

Nội dung lý thuyết

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Phân loại các chất vô cơ

@296488@

2. Tính chất hóa học của các loại chất vô cơ

Lưu ý: Ngoài những tính chất của muối đã được trình bày trong sơ đồ trên, muối còn có những tính chất sau:

  • Muối có thể tác dụng với muối khác sinh ra hai muối mới.

AgNO3   +   NaCl    →  AgCl↓   +   NaNO3 

  • Muối có thể tác dụng với kim loại sinh ra muối mới và kim loại mới.

Cu   +    2AgNO3   →  Cu(NO3)2   +   2Ag

  • Muối có thể bị nhiệt phân hủy sinh ra nhiều chất mới.

2KMnO4    K2MnO4  +  MnO2  +   O2

@296786@@296849@

II. BÀI TẬP

Bài 1: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là?

Lời giải

Kẽm phản ứng với HCl theo phương trình:

Zn   +   2HCl  →  ZnCl2  +   H2

Theo tỉ lệ phản ứng ta thấy nZnCl2 = nZn = 0,1 mol

=> Khối lượng muối thu được = mZnCl2 = 0,1.136 = 13,6 gam

 

Bài 2: Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được có giá trị là bao nhiêu?

Lời giải

Phương trình phản ứng:

CaO  +  2HCl  →  CaCl2  +  H2

nCaO = 0,2 mol và nHCl = 0.5.1 = 0,5 mol

Ta thấy \(\dfrac{nCaO}{1}\) < \(\dfrac{nHCl}{2}\) => CaO phản ứng hết, HCl dư, tính theo số mol của CaO.

nCaCl2 = nCaO = 0,2 mol => mCaCl2 = 0,2.111= 22,2 gam

Vậy khối lượng muối thu được có giá trị bằng 22,2 gam.

 

Bài 3: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng các chất rắn thu được sau khi nung.

c) Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc.

Lời giải

nNaOH = \(\dfrac{20}{40}\)= 0,5 mol

a)

                                    CuCl2   +   2NaOH  →  Cu(OH)2 ↓  +   2NaCl

                                    Cu(OH)2  CuO  + H2O

b)

                                    CuCl2   +   2NaOH  →  Cu(OH)2 ↓  +   2NaCl

Theo phương trình:       1                 2                  1                    2

Theo đề bài:                  0,2            0,5

Ta có \(\dfrac{nCuCl_2}{1}\) < \(\dfrac{nNaOH}{2}\)

=> NaOH dư, CuCl2 phản ứng hết, nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

                                        Cu(OH)2  CuO  + H2O

=> nCuO = nCu(OH)2 = 0,2 mol

<=> Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung = mCuO = 0,2.80 = 16 gam

c) Chất tan có trong nước lọc gồm NaOH dư và NaCl

nNaOH dư = 0,5 - 0,4 = 0,1 mol => mNaOH = 0,1.40 = 4 gam

nNaCl = 0,4 mol => mNaCl = 0,4. 58,5 = 23,4 gam

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!