Bài 12. Độ to của âm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Âm to, âm nhỏ- Biên độ dao động

Thí nghiệm 1

Cố định đầu thước thép đàn hồi trên mặt bàn. Khi đó thước đứng yên tại vị trí cân bằng. Nâng đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi buông tay để thước dao động.

Quan sát dao động của thước, đồng thời lắng nghe âm phát ra ta có nhận xét.

Cách làm thước dao độngĐầu thước dao động mạnh hay yếu?Âm phát ra to hay nhỏ?
Nâng đầu thước lệch nhiềuMạnhTo
Nâng đầu thước lệch ítYếu Nhỏ

Độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

Nhận xét: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng mạnh, âm phát ra càng to.

Thí nghiệm 2

Treo một quả cầu trước một chiếc âm thoa. Gõ cho âm thoa dao động. Lắng nghe âm phát ra đồng thời quan sát chuyển động của quả cầu.

Nhận xét: Quả cầu lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của âm thoa càng lớn, âm phát ra càng to.

Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

@2366005@@2366096@

II. Độ to của âm

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu dB). 

Hình dưới đây cho biết độ to của một số âm thường gặp trong đời sống.

Ngưỡng làm tai đau nhức và có thể bị điếc là 130 dB.

@2366158@@2366229@

Lưu ý: Càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

Ví dụ, một chiếc loa đang phát nhạc, dùng máy đo đặt trước loa khoảng vài mét đo được độ to là 70 dB. Khi lại gần loa đo được âm là 80 dB còn khi ra xa loa, âm có độ to chỉ còn 60 dB.

Tương tự, khi ở gần một đường ray tàu hỏa và nghe tiếng còi tàu, độ to của tiếng còi cũng tăng lên khi tàu lại gần và giảm đi khi tàu ra xa.