Bài 11. Độ cao của âm

Nội dung lý thuyết

I. Dao động nhanh, chậm- Tần số

Treo hai con lắc có chiều dài 40 cm và 20 cm, kéo chúng lệch ra khỏi vị trí đứng yên ban đầu rồi thả cho chúng dao động.

Quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng.

Con lắc

Con lắc nào nhanh/chậm?

Số dao động trong 10 sSố dao động trọng 1 s
\(l=40\) cmchậm80,8
\(l=20\) cmnhanh101

Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.

Nhận xét: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.

II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

Ta biết rằng, âm Đồ nghe trầm hơn âm Đố. Hay trên phím đàn piano, độ cao của các âm tăng dần từ Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đố,...

Hình dưới đây cho biết tần số của các âm phát ra khi ta nhấn vào phím đàn.

@2364250@

Kết luận:

  • Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

  • Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

III. Vận dụng

1. Tần số vỗ cánh của một số loại côn trùng khi bay như sau: ruồi khoảng 350 Hz, ong khoảng 440 Hz, muỗi khoảng 600 Hz.

 

@2364318@

2. Trong chiếc chuông gió, mỗi thanh có độ dài khác nhau. Do đó khi gõ, ta nghe được âm phát ra trầm, bổng khác nhau.

3. Đàn bầu là một loại nhạc cụ độc đáo trong các nhạc cụ cổ truyền. Đàn chỉ có một dây nhưng lại có thể phát ra những âm thanh trầm bổng rất phong phú.

Người chơi đàn dùng một tay gảy vào các vị trí khác nhau trên dây đàn, tay kia nắm và uốn nhẹ cần đàn để làm thay đổi lực căng của dây đàn. Cách này khiến đàn phát ra âm thanh đa dạng.

@2364385@

Có thể em chưa biết

Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz.

Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

Một số loài động vật có thể nghe được siêu âm, ví dụ như chó. Do đó người ta đã chế tạo ra chiếc còi siêu âm để huấn luyện chó.

Còn loài sứa biển thì có thể nghe được hạ âm. Khi trên biển có bão, hạ âm có thể phát ra từ cơn bão và lan truyền đi, loài sứa nghe thấy hạ âm này và lăn sâu xuống biển để tránh bão.