Nội dung lý thuyết
ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Điện áp và dòng điện xoay chiều
Ở bài trước, chúng ta đã biết, khi một khung dây quay đều trong một từ trường đều thì sinh ra một suất điện động xoay chiều biến thiên điều hòa theo thời gian.
Bây giờ, ta lấy điện áp ở hai đầu khung dây đặt vào 2 đầu một điện trở R
Khi đó, điện áp ở hai đầu điện trở cũng biến thiên điều hòa theo thời gian, ta đặt là: \(u=U_0\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)[1]
Theo định luật Ôm với đoạn mạch ta có cường độ dòng điện qua mạch là: \(i=\frac{u}{R}=\frac{U_0}{R}\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)
Đặt \(I_0=\frac{U_0}{R}\) ta được: \(i=I_0\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)[2]
Giả sử chiều dương của dòng điện từ A đến B, như vậy:
Cứ như vậy, chiều của dòng điện thay đổi liên tục theo thời gian, nên ta gọi dòng điện có biểu thức [2] là dòng xoay chiều, chính là một dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian.
Tương tự, điện áp có biểu thức [1] là điện áp xoay chiều.
2. Giá trị hiệu dụng
Để xác định, và hiểu ý nghĩa của dòng điện hiệu dụng, ta xét công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều và đối chiếu với tác dụng của dòng điện không đổi tương ứng.
\(\Rightarrow I^2=\frac{I_0^2}{2}\)\(\Rightarrow I=\frac{I_0}{\sqrt{2}}\), ta gọi là cường độ dòng điện hiệu dụng.
Tương tự ta có điện áp hiệu dụng: \(U=\frac{U_0}{\sqrt{2}}\)
3. Kết luận
Dòng điện | Điện áp | |
Giá trị tức thời | \(i\) | \(u\) |
Giá trị cực đại | \(I_0=i_{max}\) | \(U_0=u_{max}\) |
Giá trị hiệu dụng | \(I=\frac{I_0}{\sqrt{2}}\) | \(U=\frac{U_0}{\sqrt{2}}\) |