Bài 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

3. Dân cư, xã hội

a. Thành phần dân tộc

- Năm 2021, vùng có số dân là 12,9 triệu người, chiếm 13,1% dân số cả nước; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%.

- Có thành phần dân tộc đa dạng. Dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số dân toàn vùng.

- Sự phân bố dân tộc thay đổi theo hướng đan xen nhưng vẫn có khu vực cư trú đặc trưng.

b. Phân bố dân cư

- Mật độ dân số toàn vùng thấp so với trung bình cả nước, đạt 136 người/km2 năm 2021).

- Dân cư có sự phân bố khác nhau giữa các khu vực:

+ Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn Tây Bắc.

+ Các tỉnh trung du có mật độ dân số cao hơn các tỉnh miền núi.

+ Dân cư ở nông thôn đông hơn dân cư ở thành thị.

c. Chất lượng cuộc sống

Nhờ thành tựu của Công cuộc đổi mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân vùng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên.

4. Sự phát triển và phân bố kinh tế

Ngành kinh tếTình hình phát triển
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Trồng trọt: 

+ Lúa và ngô là cây lương thực chính.

+ Có thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.

- Chăn nuôi:

+ Có thế mạnh về chăn nuôi gia súc: trâu, lợn, bò.

+ Chăn nuôi theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ phát triển.

Lâm nghiệp:

- Là ngành có thế mạnh với tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (chiếm hơn 36% diện tích rừng cả nước).

- Khai thác, chế biến lâm sản: sản lượng gỗ ngày càng tăng.

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: diện tích trồng rừng tăng, chính sách giao đất và giao rừng góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống người dân.

Thuỷ sản:

- Khai thác thuỷ sản trên hệ thống sông, hồ đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

- Nuôi trồng thuỷ sản ở các sông, hồ hiệu quả.

Công nghiệp 

- Tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2010 - 2021.

- Cơ cấu ngành khá đa dạng:

+ Công nghiệp khai khoáng ở hầu hết các tỉnh.

+ Sản xuất điện là ngành đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng.

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong vùng.

Dịch vụ

- Đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng.

- Một số ngành dịch vụ nổi bật:

+ Giao thông vận tải.

+ Thương mại.

+ Du lịch.