Bài 1. Phương trình bậc nhất một ẩn

Khởi động (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Vì cân cân bằng nên khối lượng đĩa cân bên trái bằng khối lượng đĩa cân bên phải.

Do đó, ta có: \(x + x + x + x = 600 + x\)

\(4x = 600 + x\)

\(4x - x = 600\)

\(3x = 600\)

\(x = 600:3\)

\(x = 200\)

Vậy khối lượng quả cân cần tìm là 200 gam.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31,32)

Hướng dẫn giải

a) Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 4 quả cân, mỗi quả có khối lượng \(x\) gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(x + x + x + x\) (gam)

Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 2 quả cân, một quả có khối lượng \(x\) gam và một quả có khối lượng 600 gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: \(x + 600\) gam.

Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:

\(x + x + x + x = x + 600\) hay \(4x = 600 + x\)

b) Nếu \(x = 200\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(4.200 = 800\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(200 + 600 = 800\) (gam).

Do đó, cân thăng bằng.

Nếu \(x = 100\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(4.100 = 400\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(100 + 600 = 700\) (gam).

Do đó, cân không thăng bằng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31,32)

Hướng dẫn giải

4t-3=12-t

<=> 4t+t= 12+3

<=>5t=15

<=>t=3

Vậy t=3 là nghiệm của pt

Số 3 nhé!

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31,32)

Hướng dẫn giải

a) Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 4 quả cân, có 3 quả có khối lượng \(x\) gam và 1 quả có khối lượng 100 gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(x + x + x + 100\) (gam)

Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 2 quả cân, 1 quả có khối lượng \(x\) gam và một quả có khối lượng 400 gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: \(x + 400\) gam.

Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:

\(x + x + x + 100 = x + 400\) hay \(3x + 100 = 400 + x\).

Vậy phương trình biểu diễn sự thăng bằng là \(3x + 100 = 400 + x\).

b) Nếu \(x = 100\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(3.100 + 100 = 300 + 100 = 400\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(400 + 100 = 500\) (gam).

Do đó, cân không thăng bằng.

Nếu \(x = 150\) thì khối lượng đĩa cân bên trái là: \(3.150 + 100 = 550\) (gam); khối lượng đĩa cân bên phải là \(150 + 400 = 550\) (gam).

Do đó, cân thăng bằng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32-35)

Hướng dẫn giải

a) Sở dĩ khi bỏ ra khỏi mỗi đĩa cân một quả cân là \(x\) thì cân vẫn thằng bằng vì cả hai bên đĩa cân đều trừ đi một lượng giống nhau là \(x\)gam.

b) Nếu thay quả cân 600 gam bằng qủa cân 200 gam thì cân vẫn cân bằng vì tổng khối lượng 3 quả cân 200 gam là 600 gam.

c) Cân vẫn cân bằng, vì chia đều.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32-35)

Hướng dẫn giải

a) \(\dfrac{2}{3}x + 1\dfrac{1}{2} = 0\)

\(\dfrac{2}{3}x + \dfrac{3}{2} = 0\)

\(\dfrac{2}{3}x = 0 - \dfrac{3}{2}\) (quy tắc chuyển vế)

\(\dfrac{2}{3}x = \dfrac{{ - 3}}{2}\)

\(x = \dfrac{{ - 3}}{2}:\dfrac{2}{3}\) (quy tắc chia cho một số)

\(x = \dfrac{{ - 9}}{4}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{ - 9}}{4}\).

b) \(2\dfrac{1}{2} - 0,75x = 0\)

\(\dfrac{5}{2} - 0,75x = 0\)

\( - 0,75x = 0 - \dfrac{5}{2}\) (quy tắc chuyển vế)

\( - 0,75x =  - \dfrac{5}{2}\)

\(x = \left( { - \dfrac{5}{2}} \right):\left( { - 0,75} \right)\) (quy tắc chia cho một số)

\(x = \dfrac{{10}}{3}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{10}}{3}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32-35)

Hướng dẫn giải

a) \(15 - 4x = x - 5\)

\( - 4x - x =  - 5 - 15\) (chuyển vế)

\( - 5x =  - 20\)

\(x = \left( { - 20} \right):\left( { - 5} \right)\) (chia cho một số)

\(x = 4\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = 4\).

b) \(\dfrac{{5x + 2}}{4} + \dfrac{{3x - 2}}{3} = \dfrac{3}{2}\)

\(\dfrac{{\left( {5x + 2} \right).3}}{{4.3}} + \dfrac{{\left( {3x - 2} \right).4}}{{3.4}} = \dfrac{{3.6}}{{2.6}}\) (quy đồng mẫu số)

\(\dfrac{{15x + 6}}{{12}} + \dfrac{{12x - 8}}{{12}} = \dfrac{{18}}{{12}}\)

\(15x + 6 + 12x - 8 = 18\) (chia cả hai vế cho một số)

\(15x + 12x = 18 - 6 + 8\) (chuyển vế)

\(27x = 20\) (rút gọn)

\(x = 20:27\) (chia cả hai vế co một số)

\(x = \dfrac{{20}}{{27}}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{{20}}{{27}}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32-35)

Hướng dẫn giải

Bạn Mai giải đúng và bạn An giải sai vì khi bạn An chia cả hai vế cho \(x\) thì chưa đảm bảo tính số chia khác 0 do chúng ta chưa biết \(x\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 35)

Hướng dẫn giải

Trên đĩa cân bên trái ta thấy có 1 quả có khối lượng \(450\) gam và 5 viên bi có khối lượng \(x\) gam nên khối lượng đĩa cân bên trái là: \(450 + x + x + x + x + x\) (gam)

Trên đĩa cân bên phải ta thấy có 1 quả cân khối lượng \(700\) gam nên khối lượng đĩa cân bên phải là: 700 gam.

Từ điều kiện cân thăng bằng ta có biểu thức mối quan hệ sau:

\(450 + x + x + x + x + x = 700\) hay \(5x + 450 = 700\).

Vậy phương trình biểu diễn sự thăng bằng là \(5x + 450 = 700\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 35)

Hướng dẫn giải

a) Phương trình \(7x + \dfrac{4}{7} = 0\) là phương trình bậc nhất một ẩn vì có dạng \(ax + b = 0\) với \(a\) và \(b\) là các hệ số đã cho và \(a \ne 0\), \(x\) là ẩn số.

Khi đó, \(a = 7;b = \dfrac{4}{7}\).                      

b) \(\dfrac{3}{2}y - 5 = 4\)

\(\dfrac{3}{2}y - 5 - 4 = 0\)

\(\dfrac{3}{2}y - 9 = 0\)

Phương trình \(\dfrac{3}{2}y - 9 = 0\) là phương trình bậc nhất một ẩn vì có dạng \(ay + b = 0\) với \(a\) và \(b\) là các hệ số đã cho và \(a \ne 0\), \(y\) là ẩn số.

Khi đó, \(a = \dfrac{3}{2};b =  - 9\)

c) Phương trình \(0t + 6 = 0\) không là phương trình bậc nhất một ẩn.

Mặc dù phương trình đã cho có dạng   \(at + b = 0\) với \(a\) và \(b\) là các hệ số đã cho nhưng \(a = 0\).    

d) Phương trình \({x^2} + 3 = 0\) không là phương trình bậc nhất một ẩn vì không có dạng \(ax + b = 0\) với \(a\) và \(b\) là các hệ số đã cho và \(a \ne 0\), \(x\) là ẩn số (do có \({x^2}\)).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)