30. Các dạng năng lượng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Một số dạng năng lượng

Động năng

Động năng là dạng năng lượng do chuyển động mà có.

Vật chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn và ngược lại.

Năng lượng điện

Các nhà máy điện, pin,...cung cấp năng lượng điện.

Năng lượng điện cần thiết và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.

Năng lượng nhiệt

Các vật nóng như Mặt Trời, ngọn lửa,...đều có năng lượng nhiệt.

Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.

Năng lượng ánh sáng

Ánh sáng từ Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa,...mang năng lượng ánh sáng. Nhờ năng lượng này mà con người cảm nhận được ánh sáng.

Năng lượng âm thanh

Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát,...mang năng lượng. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh.

Thế năng hấp dẫn

Các vật ở một độ cao nào đó so với mặt đất có năng lượng hấp dẫn được gọi là thế năng hấp dẫn.

Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

Thế năng đàn hồi

Những vật như lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung,...khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi.

Các vật đó biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.

Năng lượng hóa học

Năng lượng lưu trữ trong lương thực- thực phẩm, trong pin, nhiên liệu,...được gọi là năng lượng hóa học.

Năng lượng trong lương thực- thực phẩm giúp con người sinh sống, phát triển; năng lượng trong nhiên liệu giúp máy móc hoạt động.

Năng lượng hạt nhân

Tầu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao,...hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Đó là năng lượng lưu trữ trong tâm của nguyên tử.

  • Năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh,...luôn gắn với chuyển động.
  • Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân được xem là năng lượng lưu trữ.

 

@371342@@371505@

II. Năng lượng và khả năng tác dụng lực

Mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực.

Ví dụ: Trong giông bão, những con gió có thể làm tốc mái nhà, đổ gãy cây cối, lật thuyền,...Gió càng mạnh thì lực tác động của gió càng lớn, gây ra thiệt hại càng nhiều.

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.