Bài tập (Chủ đề 9 và 10)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Kể tên 5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó.

Hoạt động 1: Tập thể dục nâng tạ, lực có tác dụng dịch chuyển quả tạ.

Hoạt động 2: Chơi đá bóng, lực có tác dụng làm quả bóng chuyển động.

Hoạt động 3: Vắt một quả chanh, lực có tác dụng làm quả chanh biến dạng.

Hoạt động 4: Đẩy một thùng hàng, vật có tác dụng làm thùng hàng chuyển động.

Hoạt động 5: Bấm một chiếc bút bi, lực có tác dụng làm lò xo trong bút bi biến dạng.

2. Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang.

a) Kể tên các lực tác dụng lên thùng hàng.

Theo phương ngang, các lực tác dụng lên thùng hàng là:

  • Lực đẩy của người làm cho thùng hàng chuyển động.
  • Lực ma sát giữa thùng hàng với mặt sàn làm cản trở chuyển động.

b) Biểu diễn các lực đó bằng mũi tên.

3. Lấy một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động. Nêu cách có thể làm giảm ma sát khi đó.

  • Khi di chuyển một thùng gỗ, lực ma sát trượt giữa thùng gỗ và mặt sàn làm cản trở chuyển động. Để giảm ma sát và dịch chuyển vật dễ dàng hơn, người ta thường đặt vật lên một tấm ván có bánh xe, ma sát trượt lúc đó·chuyển thành ma sát lăn, có giá trị nhỏ hơn nhiều.

  • Khi các bộ phận bằng kim loại trong động cơ chuyển động, lực ma sát làm chúng nóng lên, dễ bị hao mòn bề mặt. Người ta thường đổ dầu để giảm ma sát.

4. Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:

a) Thế năng hấp dẫn của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích.

Thế năng hấp dẫn giảm đi. Do vật ở càng cao so với mặt đất thì thế năng hấp dẫn càng lớn, và ngược lại.

b) Động năng của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích.

Động năng của vật tăng lên. Do khi rơi từ trên xuống, thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng.

5. Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.

Lần đo

Độ cao của đinh so với cát

(Tính bằng cm)

Độ ngập sâu của đinh trong cát

(Tính bằng cm)

1101,7
2202,1
3302,5

Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.

Các lần sau thả ở vị trí cao hơn thì đinh lún sâu hơn so với lần thả trước đó.

b) Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng biến đổi chủ yếu thành động năng.

c) Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?

Ở độ cao càng lớn thì thế năng hấp dẫn của đinh càng lớn, do đó năng lượng càng lớn.

Trong trường hợp đinh được thả từ độ cao lớn nhất thì tại mặt đất, đinh sẽ có vận tốc lớn nhất, do đó ngập sâu nhất trong cát.

6. Hãy kể tên thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em (nếu có).

  • Phương tiện: xe máy, ô tô

  • Máy phát điện

7. Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường. Giới thiệu kế hoạch đó với các bạn khác để cùng thực hiện.

Tuyên truyền và cùng các bạn thực hiện các biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng ví dụ:

Không dùng điều hòa khi không cần thiết

Mở cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên

Hạn chế sử dụng bình nóng lạnh

Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng