1.Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 7 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng là một thái độ coi thường, khinh thường dành cho một tên tội phạm bị truy nã.

(Trả lời bởi ~Kẻ xa lạ~)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Bởi vì trước đó, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve là kẻ “giết chết người đàn bà này rồi”, nên khi thấy Giăng Van-giăng tiến lại gần, Gia-ve run sợ

- Gia-ve run sợ trước sức mạnh của Giăng Van-giăng, khi Giăng Van-giăng tay không bẻ gãy cái gióng giường, và cầm cái gióng đó “trợn mắt nhìn Gia-ve”. Gia-ve run sợ trước lời cảnh báo của Giăng Van-giăng: “Tôi khuyên anh đừng có quất rầy tôi lúc này”

(Trả lời bởi ~Kẻ xa lạ~)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve và chú ý giọng nói của hắn.

Lời giải chi tiết:

     Gia-ve có giọng nói chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm” đến mức không có lời nào ghi được giọng nói của hắn.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 6 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Cảm xúc và phản ứng của Phăng-tin trước hết là sự kích động, sau đó là lo lắng, bất an khi chưa tìm được đứa con đáng thương của mình.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến” vì chị nhìn thấy người mà mình đã đặt hết hi vọng vào đó - ông thị trưởng Ma-đơ-len hay chính là Giăng Van-giăng đang cúi đầu trước tên chó săn Gia-ve.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.

- “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

  Nhân vật Giăng Van-giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là một người có uy quyền.

- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.

- Giăng Van-giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia-ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

     Học sinh tự định nghĩa, hình dung về một con người uy quyền.

Lời giải chi tiết:

     Một con người có uy quyền phải là một người có tấm lòng nhân hậu; có tiếng nói mạnh mẽ, hành động quyết liệt đáng tin cậy và khiến kẻ ác phải lo sợ, hãi hùng.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý đoạn văn đầu miêu tả hoàn cảnh của Phăng-tin để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:

- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.

- Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.

- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van-giăng xin giúp đỡ.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.

- Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)