17. Đa dạng nguyên sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự đa dạng của nguyên sinh vật

Nguyên sinh vật rất đa dạng, gồm nhiều loại như: tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình,...

Tên nguyên sinh vậtĐặc điểmHình ảnh
Tảo lục đơn bàoCó hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều lục lạp.

 

Tảo silicCơ thể đơn bào với nhiều hình dạng khác nhau, sống đơn độc hay thành tập đoàn. Chúng có thành tế bào và vách ngăn ở giữa.

 

Trùng roiCơ thể đơn bào hình thoi, có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.

 

Trùng giàyCơ thể đơn bào có hình dạng giống đế giày. Chúng di chuyển nhờ lông.

 

Trùng biến hìnhCơ thể đơn bào luôn thay đổi hình dạng. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.

 

II. Vai trò và tác nhân của nguyên sinh vật

1. Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật

Trong tự nhiên, nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật khác.

Nguyên sinh vật làm thức ăn cho nhiều động vật nhỏ

@425511@

❗Tảo đem lại nhiều lợi ích cho rạn san hô. Trên các nhánh san hô ở biển thường có nhiều tảo đơn bào sống. Tảo tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng oxygen thông qua quang hợp. Nhờ đó rạn san hô là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú nuôi dưỡng các sinh vật ở biển.

2. Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người

Trùng sốt rét

Trùng sốt rét là nguyên sinh vật gây bệnh sốt rét ở người.

@425779@

Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muỗi bệnh và tránh bị đốt, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ,...

Trùng kiết lị

Trùng kiết lị có chân giả ngắn và sinh sản rất nhanh. Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người gây lở loét thành ruột.

❗ Khi mắc bệnh do trùng kiết lị gây nên, mỗi bệnh nhân một ngày thải ra môi trường khoảng 300 triệu bào xác của trùng kiết lị. Chúng có thể tồn tại đến 9 tháng trong đất và nước, do vậy là nguy cơ truyền bệnh cho con người.

Để phòng bệnh trùng kiết lị cần thực hiện vệ sinh ăn uống hợp lí, lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn,...

@426092@

Tảo lục phát triển dày đặc gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết tôm, cá

III. Quan sát nguyên sinh vật

Chuẩn bị

  • Dụng cụ: ống hút, lam kính, lamen, kính hiển vi quang học.
  • Mẫu vật: nước ao, hồ, ruộng lúa hoặc chuẩn bị sẵn mẫu có nguyên sinh vật bằng cách ngâm rơm, cỏ khô với nước ao, hồ khoảng 10 ngày.

Tiến hành

  • Nhỏ một giọt nước có chứa mẫu vật lên lam kính rồi đậy lamen lại.
  • Quan sát các sinh vật bằng kính hiển vi quang học.

Báo cáo

  • Quan sát các nguyên sinh vật rồi so sánh chúng với hình ảnh các nguyên sinh vật đã học.
  • Vẽ lại hình ảnh các nguyên sinh vật đã quan sát được và gọi tên chúng.

1. Nguyên sinh vật rất đa dạng, gồm nhiều loại như: tảo lục đơn bảo, tảo silic, trùng giày, trùng roi, trùng biến hình,...

2. Trong tự nhiên, nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều sinh vật khác đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh ở người và động vật như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị,...

3. Để phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên ở người cần tiêu diệt muỗi truyền bệnh, thực hiện vệ sinh ăn uống.