Cho 3 hình tượng thơ -> tìm cảm xúc của tác giả qua 3 hình tượng thơ của bài thơ nhớ đồng .
Ai biết không chỉ mình với ạ mình đang cồn gấp
M.n ơi giải giúp mình bài này với.
a, Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm ra những yếu tố đó.
b, Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào?
a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :
+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !
+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .
+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .
+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .
+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .
_ Những yếu tố suy ngẫm :
+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .
+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .
b) Triển khai các ý :
bộc lộ cảm xúc thông qua ND và NT
a) tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tửơng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. hãy tìm những yếu tố đó trong bài văn trên
b) tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào?
a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :
+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !
+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .
+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .
+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .
+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .
_ Những yếu tố suy ngẫm :
+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .
+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .
b) Triển khai các ý :
bộc lộ cảm xúc thông qua ND và NT
Viết bài thơ ghi lại cảm xúc về bài thơ mẹ là tất cả của tác giả phạm Thái Mình đang cần gấp giúp mình với
" Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "
Bạn tham khảo nhé
Khi đọc “Mẹ” của Phạm Thái Mình, em cảm thấy thật xúc động về tình mẫu tử. Trước tiên, bài thơ là lời của người con muốn bày tỏ tình cảm dành cho người mẹ. Tác giả đặt mẹ trong sự so sánh tương quan đối lập với “cau”. Những câu thơ thể hiện điều đó như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất” đã giúp người đọc hiểu được rằng thời gian đang khiến mẹ ngày càng già đi. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” khiến người đọc càng thêm xót xa, quặn thắt khi nghĩ về mẹ. Và người con trong bài đã nâng niu vô cùng cẩn thận “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Ở cuối bài, người con đã tự hỏi “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ, hỏi đấy mà dường như chính người con cũng đã biết được câu trả lời. Chúng ta càng hiểu được rằng chẳng thể ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh cuối bài thơ “mây bay về xa” gợi ra mái tóc của mẹ ngày càng bạc trắng, đến một ngày nào đó sẽ rời xa những đứa con. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thật xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, chân thành.
Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.
Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:
- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”
→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm
- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”
→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình
- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”
Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào
- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”
→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình
- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”
→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình.
a) tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tửơng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. hãy tìm những yếu tố đó trong bài văn trên
b) tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào
(Sách VN trang 103-104)
_ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :
+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !
+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .
+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .
+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .
+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .
_ Những yếu tố suy ngẫm :
+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .
+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .
_ Triển khai các ý qua ND và NT
a) Các hình ảnh , chi tiết được liên tưởng , tưởng tượng
Đ1: Hình ảnh tiếng suối đêm khuya ở rừng Việt Bắc
Đ2: Tác giả cảm nhận : trăng , cổ thụ , hoa
Đ3: Cảm nhận hình ảnh người ngắm trăng
Đ4: Tấm lòng yêu nước của Bác
Đ5: Cảm nhận của người viết về tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác
Đ6: Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ
b) Triển khai các ý trong đoạn văn
TB:
_Cảm xúc , suy nghĩ của người viết về thời gian, không gian và âm thanh của tiếng suối
_Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của trăng, cây , hoa
_Cảm nhận về tấm lòng vì dân vì nước của người thi sĩ - chiến sĩ của cách mạng
KB:
_Ấn tượng chung về nghệ thuật , nội dung của tác giả
* Bài học :
_Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những suy ngẫm , liên tưởng , tưởng tượng , cảm xúc của mình về các phương diện của tác phẩm
Chúc bạn học vui vẻ !
Câu 2 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí" và "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính " giúp em vs ạ em cần gấp
Tham khảo:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí"
Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.
hình tượng của chiến sĩ cách mạng qua bài thơ vào nhà ngục quảng đông cảm tác và bài đập đá ở côn lôn
Ai giúp với cần gấp mai nộp rồi ạ, sát sát í với.
Dố là vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của những người anh hùng cứu nước trước hết ở khí phách ngang tàn lẫm liệt ngay cả khi bị đe dọa đến tính mạng. Họ xem việc phải vào tù như một bước dừng chân tạm nghỉ. Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu sắt son .
Bạn thi học kì I Văn chưa ? Nếu rồi thì cho mình xin cái đề để tham khảo nhé !
Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… là những viên ngọc quý đã làm giàu đẹp nền thơ văn yêu nước và cách mạng của dân tộc ta trong hai thập kỉ đầu thế kỉ 20. Đặc biệt hai bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và “Đập đá ớ Côn Lôn” đã để lại trong lòng nhân dân ta hình tượng cao đẹp của các nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại.
Đó là những nhà nho, đức trọng tài cao, coi thường danh lợi, từ bỏ chốn quan trường “mũ áo xênh xang, xe ngựa dập dìu…”, dấn thân vào con đường cách mạng, vì sự nghiệp cứu nước cứu dân, kiên cường chống thực dân phong kiến:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
(Phan Bội Châu)
Cuộc đời cách mạng vô cùng nguy hiểm, khó khăn. Chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc phải trải qua nhiều thử thách hi sinh, phải đầu rơi máu chảy. Các nhà nho yêu nước là những con người có chí lớn phi thường, hiên ngang bất khuất trước bạo lực quân thù, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh, gian khổ:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con ! ”
(Phan Châu Trinh)
Các cụ là những anh hùng hào kiệt, có tài năng, có chí lớn, lại có phong độ phong lưu, rất ung dung đàng hoàng. Nhà tù của thực dân đế quốc, đối với các chí sĩ như một bến đợi, như một trạm dừng chân. Thật hào hùng lãng mạn. Một tư thế tuyệt đẹp giữa chốn ngục tù. Cổ đeo gông, tay bị xiềng mà vẫn ngạo nghễ:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu. ’’
(“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”)
Nhà tù Côn Đảo, lao động khổ sai đối với Phan Châu Trinh và các nhà nho yêu nước là nơi để rèn luyện chí làm trai giữa trời, nước . Như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, khí phách kiên cường hiên ngang lòng dạ sắt son của nhà chí sĩ càng trở nên trong sáng, bền vững:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lòn.
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
(“Đập đá ở Côn Lôn”)
Vì thế các cụ đã coi chốn ngục tù Côn Lôn là “thiên nhiên học hiệu” (trường học thiên nhiên). Tù đày không nao núng, gian khổ không lùi bước “cùng bền dạ sắt son”. Niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, vào con đường chính nghĩa vẫn sáng ngời. Đẹp nhất là tinh thần lạc quan cách mạng, là khí phách bất khuất anh hùng:
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu !”.
Chữ “còn” được điệp lại hai lần làm cho niềm tin tỏa sáng. Câu thơ của nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại vang lên như một lời thề sẵn sàng xả thân cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và “Đập đá ở Côn Lôn” là hai bài ca yêu nước từng làm xúc động lòng người, từng khích lệ bao thế hệ trẻ Việt Nam bí mật tìm đường cứu nước, cả hai bài thơ đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, đã dựng lên bức chân dung tinh thần tự họa của nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ vĩ đại của dân tộc. Lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất hiên ngang, tinh thần lạc quan tin tưởng là vẻ đẹp của hình tượng nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng.
Các cụ đã làm thơ để nói lên cái chí của mình. Chí làm trai, chí hào kiệt, chí trượng phu anh hùng, chí nhà nho, kẻ sĩ chân chính. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… Suốt cuộc đời cách mạng đã sống đẹp như lời thơ của mình. Bài học “uy vũ bất năng khuất” là bài học sâu sắc đối với chúng ta khi đọc hai bài thơ này .
GIÚP MIK VỚI Ạ!! MIK ĐANG CẦN GẤP!!
Cho khổ thơ cuối của bài thơ Quê hương:
Trong khoảng thời gian xa cách, lòng tác giả nhớ tới những gì về nơi quê nhà? Từ "nhớ" được lạp lại 2 lần đi kèm với hình ảnh gợi nhớ đó...giúp em cảm nhận thêm gì về tình cảm của nhà thơ đói với quê hương?
đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.
+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm.
+ Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ.
+ Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.
+ Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay.
+ Cách trình bày ấy có tác dụng làm nổi bật chủ đề của bài thơ, thể hiện sự thất thế, tàn tạ của ông đồ.
+ Hình ảnh của ông đồ qua các khổ thơ là: thời vàng son (khổ 1); ông đồ quen thuộc (khổ 2); thời tàn phai (khổ 3); ông đồ lạc lõng, lẻ loi (khổ 4); ông đồ biến mất gợi lên nỗi buồn, niềm trắc ẩn sâu xa (khổ thơ cuối).
Tìm các từ láy tượng hình tượng thanh trong bài thơ qua đèo ngang phân tích ý nghĩa của chúng ai giúp mình với ngày mai mình phải nộp bài rồi
Tham khảo
- Các từ tượng hình, tượng thanh và ý nghĩa:
+ Tượng hình: Lom khom, lác đác :
-> Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống.
+ Tượng thanh: Quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Làm cho bài thơ giàu sức biểu cảm, từ tượng hình gợi ra cảnh tượng thưa thớt nơi đèo ngang, từ tượng thanh biểu đạt tình cảm nhớ nước, thương nhà của tác giả qua đó bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín của nhà thơ.