Đối tượng mà văn bản nghị luận hướng tới là những người hoặc tổ chức nào?
Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết.
- Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) bức thiết của cuộc sống: chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức,… 1 tư tưởng đạo lí, 1 hiện tượng đời sống.
- Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
+ “Xem người ta kìa!”: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
+ “Hai loại khác biệt”: Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
3. Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết.
Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
- Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
- Tiếng cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần được sửa chữa trong xã hội.
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em phát động viết bài với đề tài “Con người và thiên nhiên”. Hãy viết một bài văn nghị luận, bày tỏ ý kiến đồng tỉnh hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm và gửi cho ban tổ chức.
Hiện nay, chúng ta lại chưa thực sự có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng.
Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng.
Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.
Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?
Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.
Câu lạc bộ Văn học – Nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết về Tác phẩm sân khấu – điện ảnh tôi yêu. Để tham gia, hãy viết văn bản nghị luận nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của một kịch bản văn học hoặc bộ phim mà bạn yêu thích.
Bài viết tham khảo:
Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".
Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.
Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.
Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Đọc văn bản (trang 61, 62, 63 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi:
b) Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
b, Luận điểm của bài
- Tấm lòng yêu đời, tinh thần trách nhiệm với công việc
- Sự hiếu khách, tận tình với mọi người
- Sự khiêm tốn
- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng
- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
- Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
Nội dung chính của văn bản nghị luận văn học là , quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Nội dung bài nghị luận thường tập trung vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về của tác phẩm văn học.
1. Đề văn nào sau đây là đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A, Bàn về hiện tượng học sinh không trung thực trong học tập
B, Bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường
C, Bàn về tính trung thực
D, Bàn về chức năng của văn học đối với đời sống
2. Đọc văn bản “Thời gian là vàng” – SGK/36 và trả lời câu hỏi:
a. Văn bản có thuộc loại nghị luận về môt vấn đề tư tưởng đạo lí không? Vì sao?
b. Vấn đề nghị luận của văn bản là gì? Nêu những luận điểm chính của văn bản.
c. Văn bản sử dụng những phép lập luận nào? Hãy chỉ rõ.
d. Từ văn bản trên, hãy tự viết cho riêng mình một văn bản có nội dung tương tự (thời gian là vô giá)
1. Đề văn nào sau đây là đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A, Bàn về hiện tượng học sinh không trung thực trong học tập
B, Bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường
C, Bàn về tính trung thực
D, Bàn về chức năng của văn học đối với đời sống
Câu 2 :
a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một tư tưởng đạo lí
b. Văn bản nghị luận vấn đề: giá trị của thời gian
Luận điểm chính:
Thời gian là sự sốngThời gian là thắng lợiThời gian là tiềnThời gian là tri thứcc. Phép lập luận chủ yếu của bài: phân tích và chứng minh.
1. Đề văn nào sau đây là đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A, Bàn về hiện tượng học sinh không trung thực trong học tập
B, Bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường
C, Bàn về tính trung thực
D, Bàn về chức năng của văn học đối với đời sống
2.
a) Văn bản thuộc loại nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Vì nêu nên vấn đề đạo lí là giá trị của thời gian.
b. Văn bản nghị luận vấn đề: giá trị của thời gian
Luận điểm chính:
Thời gian là sự sốngThời gian là thắng lợiThời gian là tiềnThời gian là tri thứcc. Phép lập luận chủ yếu của bài: phân tích và chứng minh.
Cách lập luận trong bài chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.
1. Đề văn nào sau đây là đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A, Bàn về hiện tượng học sinh không trung thực trong học tập
B, Bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường
C, Bàn về tính trung thực
D, Bàn về chức năng của văn học đối với đời sống
2. Đọc văn bản “Thời gian là vàng” – SGK/36 và trả lời câu hỏi:
a. Văn bản có thuộc loại nghị luận về môt vấn đề tư tưởng đạo lí không? Vì sao?
Văn bản thuộc loại nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Vì nó chỉ nêu lên về một vấn đề thuộc lĩnh vực về đạo đức của con người.
b. Vấn đề nghị luận của văn bản là gì? Nêu những luận điểm chính của văn bản.
Văn bản nghị luận bàn về vấn đề: giá trị của thời gian
Luận điểm chính:
-Thời gian là sự sống
-Thời gian là thắng lợi
-Thời gian là tiền
-Thời gian là tri thức
c. Văn bản sử dụng những phép lập luận nào?
Phép lập luận chủ yếu của bài: phân tích và chứng minh.
Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?
- Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.
- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu giới thiệu về 1 văn bản nghị luận đã học. ( Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, Vẻ đẹp của một bài ca dao hoặc Thánh Gióng-tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.)