Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

CÂU 1:

- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:

+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.

+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.

+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.

+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.

- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:

Quá trình thụ phấn

Quá trình thụ tinh

Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy.

Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.

Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra.

Kết quả: Hình thành hợp tử.

- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.

câu 2:

- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.

- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:

+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.

+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 13:05

Tham khảo: 
• Yêu cầu số 1:
- Hành động thể hiện tinh thần yêu nước của Trương Định:
+ Tổ chức nghĩa quân chống thực dân Pháp ở Gò Công, Tân An
+ Khi triều đình nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh, Trương Định vẫn kiên quyết kháng Pháp đến cùng và được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái.
- Hành động thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trung Trực:
+ Lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở chống Pháp ở vùng Tân An, Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc.
+ Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.
- Hành động thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Thị Định: tham gia chỉ đạo lực lượng vũ trang, huy động lực lượng quần chúng đấu tranh binh vận, chính trị và thành lập nên “Đội quân tóc dài”…
• Yêu cầu số 2:
- Em ấn tượng nhất với hành động của anh hùng dân tộc Nguyễn Thị Định.
- Vì những hành động yêu nước của bà đã góp phần thể hiện vai trò, trí tuệ, bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam
 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:52

Tham khảo

- Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…

+ Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…

+ Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

- Đa dạng về thành phần loài:

+ Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.

+ Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....

- Đa dạng về nguồn gen:

+ Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

+ Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

SS

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Giống

- Đều có cấu tạo từ ba thành phần chính là: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân

Khác

- Nhân không có màng bao bọc

- Chưa có hệ thống nội màng

- Các bào quan chưa có màng bao bọc

- Nhân có màng bao bọc

- Có hệ thống nội màng

- Các bào quan đã có màng bao bọc

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 11:51

2. Mô tả trống đồng: 
​Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã tạo thành bộ sưu tập trống đồng lớn nhất thế giới. Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang quan niệm về một vị thần có liên quan đến Mặt Trời.

Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 11:50

1. Các câu hỏi về hiện vật:
- Hiện vật là gì?
- Hiện vật xuất hiện từ khi nào?
- Hiện vật có ứng dụng gì?
- Câu chuyện lịch sử đằng sau hiện vật?
- Hiện vật đang được trưng bày ở đâu?
...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:26

Tham khảo!

Đời sống vật chất:

Nguồn lương thực chính của cư dân Việt cổ là thóc gạo, chủ yếu là gạo nếp.

+ Người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền.

+ Về trang phục: nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy và áo yếm.

+ Người Việt cổ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm thuỷ lợi....

- Đời sống tinh thần:

+ Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi,...

+ Người Việt cổ còn có các phong tục như: tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...

+ Vào những ngày hội, mọi người thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa,...

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 11 2019 lúc 6:18

Đáp án B

 

Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là: Cấu trúc ADN  ti thể và hình thức nhân đôi của ti thể giống với vi khuẩn. 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 12 2017 lúc 17:22

Đáp án C.

Hệ gen ty thể cũng là ADN vòng mạch kép không liên kết với protein histon như ở hệ gen nhân của nhân thực. Ty thể cũng nhân đôi theo kiểu trực phân giống vi khuẩn.

Khuẩn lạc là do các tế bào nhân lên, ty thể là thành phần tế bào, dù nhân lên mà tế bào không nhân lên cũng không thể hình thành khuẩn lạc.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
7 tháng 2 2017 lúc 12:39

Đáp án C

Hệ gen ty thể cũng là ADN vòng mạch kép không liên kết với protein histon như ở hệ gen nhân của nhân thực. Ty thể cũng nhân đôi theo kiểu trực phân giống vi khuẩn

Khuẩn lạc là do các tế bào nhân lên, ty thể là thành phần tế bào, dù nhân lên mà tế bào không nhân lên cũng không thể hình thành khuẩn lạc

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 6:04

THAM KHẢO
- Đời sống vật chất:
+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
- Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...