Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
22 tháng 10 2023 lúc 5:49

a. Tác giả tả cây gạo vào thời điểm hoa nở, hết mùa hoa và thời điểm ra quả

b.

- Thời điểm hoa nở: cành cây trĩu nặng những hoa đỏ; đài hoa nặng chúi xuống.

- Hết mùa hoa: dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cao lớn, hiền lành.

- Thời điểm ra quả: những quả gạo múp míp, hai đầu thon vun vút như con thoi; sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra; các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín, trắng lóa; cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

c. * Các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ ba

- Những quả gạo hai đầu thon vút như con thoi.

- Các múi bông chín như nồi cơm chín.

- Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

* Tác dụng

- Nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp của hoa gạo

- Giúp cho hoa gạo trở nên sinh động, cụ thể hơn 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 5 2018 lúc 10:12

- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ

    + Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng

    + Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy

- Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành

    + Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm

    + Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…

    + Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông

→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử

Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành

Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:

- Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam

- Nông thôn thay đổi

    + Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả

    + Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa

→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
27 tháng 10 2023 lúc 2:45

e. Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật

Dương Hải Đăng
23 tháng 11 2023 lúc 20:42

Cao Bá Quát

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 5 2017 lúc 17:10

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 2 2018 lúc 1:52

- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

- Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ…

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:15

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Hải Phong
17 tháng 9 2023 lúc 19:04

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 12 2018 lúc 7:02

Đến Cao Bằng ta sẽ được tiếp đãi ngay món mận – một thứ hoa quả đặc trưng của Cao Bằng, người dân thì rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 20:52

- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè

- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống

- Sức sống

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

thuy nguyen
Xem chi tiết
sky12
29 tháng 12 2021 lúc 13:46

Câu 2: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, tác giả xa quê đã lâu nhưng điều gì vẫn không thay đổi?

     A. Gương mặt.     B. Dáng người.     C. Giọng nói     D. Mái tóc.

Câu 3.Thành ngữ “một nắng hai sương” trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò ngữ pháp gì?

A. Chủ ngữ.               B. Vị ngữ.             C. Phụ ngữ.          D. Trạng ngữ.

Câu 4. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong thời kì

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.   

B. Đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.       

C. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.                             

D. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
27 tháng 12 2023 lúc 0:09

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu :

+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi

+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

+ Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ

=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.