Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo thảo luận.
Tham khảo
Những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo:
- Tiêu đề: Viết in hoa
- Người nhận, người viết: phải là đối tượng cụ thể, có thông tin rõ ràng.
- Nội dung: Nội dung phải chính xác. Đầy đủ các phần: thời gian địa điểm, thành phần và kết quả thảo luận.
- Cách trình bày: Trình bày theo mẫu văn bản báo cáo.
* Ghi nhớ:
Báo cáo thảo luận nhóm thường gồm 3 phần:
- Phần đầu (tiêu đề, người nhận).
- Phần chính (thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận, người tham gia thảo luận, kết quả thảo luận).
- Phần cuối (chữ kí và tên của người viết báo cáo).
Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài hướng dẫn thực hiện một công việc.
Tham khảo
Bài viết hướng dẫn thực hiện một công việc thường gồm 2 phần:
- Phần chuẩn bị: Nêu những vật liệu hoặc dụng cụ thực hiện công việc.
- Phần hướng dẫn thực hiện: Nêu các bước thực hiện công việc.
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đơn.
- Hình thức của đơn.
- Nội dung của đơn.
Những điểm cần lưu ý khi viết đơn:
- Hình thức của đơn: trình bày đầy đủ các mục cần có đúng quy định:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên đơn
+ Nơi nhận đơn
+ Nội dung đơn
+ Địa điểm, thời gian viết đơn
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn
- Nội dung của đơn: bao gồm giới thiệu bản thân, lí do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn; câu từ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc; đúng thông tin, không viết làn man, dài dòng.
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
- Cách sắp xếp các hoạt động
- Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc
Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
+ Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
1. Lưu ý về đề tài: | - Đề tài cụ thể, gần gũi với HS, nằm trong mối quan tâm của các em - Gắn với thực tế địa phương, có tính thời sự - Có tính khả thi (phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện của HS) - Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. |
2. Lưu ý về cách làm bài | - Nghiên cứu gắn với số liệu và cơ sở thực tiễn - Lưu ý về quy cách viết bài và trình bày bài nghiên cứu (đủ các phần và có đề mục đầy đủ, cần bổ sung các bảng biểu, số liệu thông kê nếu cần,…) |
3. Lưu ý về trích dẫn | - Cần trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy cách và tiêu chuẩn |
Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện.
- Bố cục của bài văn.
- Trình tự của các sự việc.
- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
Tham khảo
- Bố cục của bài văn: có 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...).
+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
- Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.
+ Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc.
+ Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng.
- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp.
Ghi nhớ
Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...).
– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).
– Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,...)
- Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện
- Cách thức trình bày đoạn văn
Tham khảo
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:
- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai…
- Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai.
- Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng. Câu nêu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:
- Tôn trọng ý kiến của người khác.
- Không chen ngang khi người khác đang trình bày.
- Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác.
- Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác.
- Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.
Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.
- Bố cục của bài viết.
- Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,….
- Cách trình bày bài viết.
Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:
- Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của con vật như thân, mắt, mũi, bộ lông, chân…. Khi miêu tả con vật thì sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho bài văn thêm sinh động…
- Tình bày bài viết đủ 3 phần, rõ sàng, sạch đẹp.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?
Lưu ý:
- Thể hiện rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi.
- Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí.
- Nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản biện và bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng.
- Tôn trọng các ý kiến khác biệt, đống góp cho vấn đề tốt hơn.