Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder
Chọn 1 trong 3 đề sau:a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách của tổ em tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn.b) Viết chương trình hoạt động của lớp em tham gia cuộc thi về tranh bảo vệ môi trường.c) Viết bản hướng dẫn các em học sinh lớp Ba cách đeo khăn quàng đỏ.Gợi ýa) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách- Báo cáo cần được viết đúng mẫu.- Trong báo cáo, cần có bảng thống kê các loại sách: sách giáo khoa, truyện, thơ, ...b) Viết chương trình hoạt động- Chương trình hoạt động cần được viết...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 5 2019 lúc 5:38

a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:

    + Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.

    + Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:

    + Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.

    + Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp

    + Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
17 tháng 9 2023 lúc 18:16

Tham khảo

a. Xác định nội dung thảo luận về chủ đề 1.

- Thời gian quyên góp: 10/09/2023

- Địa điểm quyên góp: phòng học Lớp 4E

- Cách thức quyên góp: hiện vật là sách báo

- Phân công nhiệm vụ: 

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Mai Anh, Minh Ngọc, Quang

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Nam Tú, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo

+ Đóng gói: Ngọc Anh, Bảo Châu, Đình Nam

b. Các em tiến hành thảo luận theo nhóm.

Nguyễn  Việt Dũng
17 tháng 9 2023 lúc 18:18

Tham khảo

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4E

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2023, tại phòng học lớp 4E, nhóm 1 đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Nam Tú (chủ tọa)

- Ngọc Anh (thư kí)

- Mai Anh, Minh Ngọc, Quang, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc, Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo, Bảo Châu, Đình Nam (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Mai Anh, Minh Ngọc, Quang

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Nam Tú, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo

+ Đóng gói: Ngọc Anh, Bảo Châu, Đình Nam 

Người viết báo cáo

Thư kí 

(kí tên) 

Ngọc Anh

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
17 tháng 9 2023 lúc 18:14

Tham khảo

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4E 

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2023, tại phòng học lớp 4E, nhóm 1 đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Nam Tú (chủ tọa)

- Ngọc Anh (thư kí)

- Mai Anh, Minh Ngọc, Quang, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc, Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo, Bảo Châu, Đình Nam (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Mai Anh, Minh Ngọc, Quang

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Nam Tú, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo

+ Đóng gói: Ngọc Anh, Bảo Châu, Đình Nam  

Người viết báo cáo

Thư kí 

(kí tên) 

Ngọc Anh

Ngô Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 9 2023 lúc 0:58

Nhiệm vụ 1:

Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển

Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)

Hà Quang Minh
20 tháng 9 2023 lúc 0:59

Nhiệm vụ 2:

Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2017 lúc 6:40

Chương trình 4:

I. Mục đích:

1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.

2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc "Lá lành đùm lá rách", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".

3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.

II. Phân công chuẩn bị

1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.

2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bàng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.

3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:

- Lớp trưởng : Trưởng ban.

- Lớp phó học tập : Phó ban.

- Các tổ trưởng : Thành viên.

- Tổng phụ trách chung : Chi đội trưởng.

Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.

III. Chương trình cụ thể:

1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…

2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…

3. Thành phần:

a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…

b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.

4. Cách thức

a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.

- Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.

- Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.

b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.

- Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?

- Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học ...

- Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày... tháng ... năm ...

Phan Nghĩa
Xem chi tiết
Vũ Hương Hải Vi
23 tháng 1 2018 lúc 20:28

trang bao nhiêu vậy

Vũ Hương Hải Vi
27 tháng 1 2018 lúc 9:28

mk chọn 1

Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
27 tháng 4 2016 lúc 11:13

                                                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                                 Phù Mỹ, ngày 27 tháng 4 năm 2016

 

                                                                                               GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi : Ban giám hiệu trường THCS Thị Trấn Phù Mỹ.

        Tập thể lớp 6A5 chúng em xin trình bày với Ban giám hiệu nhà trường một việc như sau : Phòng học lớp em do sử dụng đã lâu, có hai chiếc bóng điện đã bị hỏng. Vào mùa đông, ánh sáng trong phòng học không đủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong lớp và gây khó khăn trong quá trình học tập. Chúng em đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xem xét, lắp đặt thêm bóng điện trong phòng học để sức khỏe các bạn được bảo đảm và việc học tập thuận lợi hơn.

                                                                                                                                                                                              Thay mặt lới 6A5

                                                                                                                                                                                                     Lớp trưởng

                                                                                                                                                                                                   Hà Như Thuỷ

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:43

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.

Thu thập tư liệu:

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.

Lập dàn ý:

Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3: Viết bài:

Bước 4: Xem và chỉnh sửa.

Đề bài: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:44

Bài làm tham khảo

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

IV. Kết luận

Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 10 2023 lúc 5:37

1.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận.

      Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
2. 

Em chủ động hoàn thành bài tập.