Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.
Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập:
- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại những thông tin cần thiết.
- Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:
- Thông tin về tác phẩm tác giả, bối cảnh…
- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gần các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuấn.
- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn...( truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện, kí, hồi kí, du kí…), mâu thuẫn, xung đột, hành đông, lời thoại…kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.
- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.
Bước 2: Trình bày bài nói
Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật và tác phẩm, nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.
- Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).
- Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt…