Hãy nêu những vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
Vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) là
A. Nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước
B. Đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. Chuẩn bị kế hoạch tổng tuyển cử trong cả nước
D. Chuẩn bị nội dung cơ bản cho kì họp Quốc hội khóa mới
Đáp án B
Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Dàn ý
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?
- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…
3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Bài làm tham khảo
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Trẻ em Việt Nam hiện nay đa số đều không mặn mà về chuyện đọc sách.Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên
Xã hội ngày một phát triển,công nghệ cũng ngày một hiện đại hơn chính nguyên nhân này đã làm các bạn trẻ sa sút về mặt đạo đức.Sách là một phương tiện thông tin và là một người bạn chân thành nhất trong cuộc đời chúng ta,xã hội văn minh mà thiếu đi sách cũng rống như cơ thể không có linh hồn.Sách chính là chìa khóa đưa ta đến với chi thức vô vàn của nhân loại loài người,mỗi vấn đề trong cuộc sống cách sử lí đơn giản nhất là nhờ tói sách vở,nhờ tới sự tìm tò,hiếu học của mỗi chúng ta.Nên nếu muốn một xã hội đầy văn minh thì chắc chắn sách sẽ là một người bạn không thể thiếu được rồi,nên các thanh thiếu niên,các mầm non tương lai của đất nước hãy cùng nhau đọc sách để có thêm nhiều kiến thức góp phần xây dựng quê hương,đất nước thêm giàu đẹp.
Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay.
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay:
- Về tổ chức sản xuất: Nhiều nước đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng (các kĩ thuật lai giống, biến đổi gen).
=> Thực phẩm biến đổi gen cần kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng, một số quốc gia đề cao phát triển “nông nghiệp xanh”.
- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng.
1) Gìa đình hạnh phúc dựa trên những cơ sở nào?
2) Nêu những đk cơ bản để được kết hôn? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân của VN hiện nay là gì?
3) Chính sách của nhà nước ta về lao động như thế nào? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về lao động?
1. Gia đình hạnh phúc dựa trên những cơ sở:
+Tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau
+Không cãi hay mâu thuẫn với nhau mà luôn sống hòa thuận trong một nhà
+Vợ chồng chung thủy, yêu thương nhau
+Con cái, anh chị em hòa thuận, giúp đỡ nhau
...
2. Những điều kiện cơ bản để được kết hôn là:
+Con trai phải từ đủ 20 tuổi trở lên, con gái phải đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn với nhau
+Con trai và con gái kết hôn dựa trên sự tình nguyện, không do ép buộc từ phía gia đình,..
+Không mất năng lực hành vi dân sự
....
Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân của VN hiện nay là:
+Hôn nhân dựa trên sự tự nguyện, nam nữ bình đẳng, không bị ràng buộc
+Gia đình xây dựng ấm no, hạnh phúc, các thành viên trong gia đình sống hòa thuận, vợ chồng chung thủy
+Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trẻ em có những quyền
...
3. Chính sách của nhà nước ta về lao động thể hiện sự quan tâm bao quát và toàn diện đến các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động xã hội từ đó phát triển mối quan hệ lao động
Pháp luật nước ta quy định về lao động:
+Trẻ em chưa đủ 15 tuổi không được, cấm được vào làm việc
+Người dưới 18 tuổi cấm không được tiếp xúc, lao động các công việc nguy hiểm, nặng nhọc
+Cấm lạm dụng sức lao động của những người dưới 18 tuổi, bắt ép,..
....
2) Gia đình hạnh phúc dựa trên:
- Bố mẹ hạnh phúc
- Anh chị em hoà thuận
- Nhà sẽ không bao giờ xảy ra tiếng cãi nhau, đánh nhau
- luôn chia sẻ và đồng cảm trong mọi trường hợp
- bố mẹ phải đối xử công bằng với con mình
Câu 2 :
- Phải đủ 18 tuổi ( nữ ) nam đủ 20 tuổi trở nên
- Tự quyết định lấy hay không lấy .
- Nam hoặc nữ không được kết hôn vì mục đích cá nhân mà để hủy hoại đối phương ( cái này bị nhà nước cấm )
-....
Nguyên tắc cơ bản :
- Cuộc hôn nhân là do sự lựa chọn của Nam và nữ , để họ quyết định cuộc đời sau này của mình , không phải bị ép chọn phải lấy thì phải lấy.
- Vợ và chống phải hiểu nhau , sống hoà thuận và không xảy ra xích mích.
- Cố gắng xây dựng mái ấm hạnh phúc .
-...
Câu 3 :
Chính sách của nhà nước ta về lao động được thể hiện nghiêm túc , nhà nước xem trọng việc lao động hơn bất kì việc gì .Và nhà nước có trách nhiệm nhiều đối với lao động .
+ Pháp luật nữa ta quy định về lao động :
- Không cho trẻ còn đang đi học để nghỉ học kiếm tiền
- Không bắt buộc ai phải lao động vì lao động dựa trên tinh thần tự nguyện nên pháp luật rất nhẹ nhàng với việc này .
- Lao động nhưng phải nghĩ đến sức khỏe của bản thân , không được lơ là nhiều về sức khỏe
`1)` Gia đình hạnh phúc dựa trên cơ sở :
- Mọi người trong nhà phải tin tưởng, yêu thương, tôn trọng... lẫn nhau
- Làm tròn trách nhiệm bản thân
- Đặt vị trí của mình vào người khác
- Thoải mái nói chuyện chứ không giận dữ, quát mắng nhau,...
-......
`2)` Những điều kiện cơ bản để được kết hôn
- Nam trên 20 tuổi / Nữ trên 18 tuổi
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định. Không được rằng buộc, ép nhau,..
- Không được tảo hôn
- Người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự
- ....
Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân của VN hiện nay:
- Chế độ hôn nhân hiện nay dựa trên nhiều nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là sự tự nguyện của cả hai bên. Một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Làm tròn nghĩa vụ của bản thân trong gia đình
- ....
`3)` Chính sách của nhà nước ta về lao động:
- Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới
- Có những chính sách về phát triển thị trường lao động
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân, viên chức,... làm việc.
- Tạo điều kiện tốt đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo ra việc làm, dạy và học nghề
-....
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về lao động:
- Không được lạm dụng sức lao động
- Không ép trẻ nhỏ làm việc, nguy hiểm,... để chuộc lợi cho bản thân
- Không được lạm dụng, ngược đãi, cưỡng bức,... sức lao động của người làm việc
-....
nêu hiểu biết của em về vấn đề khí hậu việt nam và toàn cầu hiện nay
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
( Nguồn, internet)
Câu 1 (0,5 điểm ): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn sau:
“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”
Câu 4 (1 điểm: Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích
Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy:
1. Nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
2. Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo?
Tham khảo
1.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.
- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
2.
* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:
- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.
+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chất lượng nước biển:
+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.
+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.
+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.
- Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.
- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:
+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;
+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,...
* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:
- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.
- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước? giup mik vơi