Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.
Hai dòng thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật
ấy trong văn cảnh. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có nhiều tác giả sử dụng nghệ thuật
này, hãy chép lại câu thơ có nghệ thuật đó và nêu rõ tên tác giả.
Câu 2: Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
Phép tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa
Hiệu quả: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của những người người hậu phương đối với người lính. Thể hiện sự nhớ mong đợi chờ của những người hậu phương đối với những người lính ở ngoài chiến trường một cách mãnh liệt hơn
Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ và nhân hóa.
Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trên: làm giàu tính sâu sắc nghệ thuật cho việc diễn đạt người thân ở quê ngày đêm mong mỏi, nhớ nhung người chiến sĩ đi đánh giặc. Đồng thời câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình gần gũi, giá trị cảm xúc "nhớ" sinh động cho sự vật tượng trưng "giếng nước gốc đa". Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.
+hoán dụ:'' Giếng nước gốc đa''
+nhân hóa:'' nhớ''
=> Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.
6. Đọc đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến và thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn thơ.
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất và phân tích hiệu quả của biện pháp đó.
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.
- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.
- Chú ý cụm từ về đất.
Lời giải chi tiết:
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.
Đọc đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến và thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn thơ.
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất và phân tích hiệu quả của biện pháp đó.
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.
Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong 2 câu cuối bài thơ "Cảnh Khuya"
Ai nhanh mk cho 5 k luôn!
Ai nhanh mk cho 5 k luôn!
<Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước> nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì và nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy
BPTT: so sánh
Tác dụng: ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ của bài thơ lượm từ'chú bé loắt choắt đến cháu đi xa dần"
và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng đó
Từ láy:loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghêng nghênh
Biện pháp tu từ:Như con chim chich-Nhảy trên đường vàng
Tác dụng:Phép so sánh này có vai trò quan trọng trong việc tái hiện chân dung nhân vật Lượm.Đó là hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé,hiếu động,nhí nhảnh,hồn nhiên vui tươi và rất đáng yêu.
Hình ảnh đó còn góp phần tái hiện những bước chân tung tăng của Lượm vừa đi vừa nhảy trên con đường vàng
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
nêu các biện pháp tu từ chủ yếu đc tác giả sử dụng trong trong bài thơ Cảnh Khuya chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ
trong hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ
- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh
⇒Tác dụng:
- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.
- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.
trong câu thơ 'Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã' nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì, nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy