Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có cách kết hợp từ mới độc lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó?
theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, h.ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật? những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ ntn?
=> Những đặc điểm ấy đã góp phần hiện thành công giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn từ đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của người cháu đối với bà của mình
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương qua lịch sử và trong thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?
Tác giả đã tô đậm con sông nhiều nét thơ dịu dàng, thơ mộng, hoang dã, đã tình, lịch lãm, cổ kính
+ Từ góc nhìn văn hóa truyền thống lịch sử tác giả khắc họa sông Hương với nét tính cách riêng biệt
+ Tái hiện chân thực hình ảnh lịch sử và phẩm chất riêng của người Huế, đặc biệt vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái Huế
+ góc nhìn độc đáo, cách diễn tả phong phú, độc đáo của tác giả
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
(Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, châm phá,…)
Đoạn trích có bố cục cân đối, hợp lí
- Mặc dù không thật rõ ràng, nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần (mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình như những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép…
+ Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi tả có tính chấm phá
→ Nguyễn Du cho thấy nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, tài hoa
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì cảu sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.
- Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhung duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính.
- Cách nhìn độc đáo của tác giả: từ góc độ văn hóa truyền thống, giàu chất thơ.
Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?
- Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ
- Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, tình cảm, thân thương như lời hát ru
- Việc sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật khiến cho lời thơ thêm sâu sắc nhẹ nhàng, giàu hình ảnh biểu tượng, sự hi sinh, tình yêu thương của mẹ với còn đang thắm nồng, da diết
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du):
c) Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
c, Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, nghiêng cả thành
- Tác dụng: ngợi ca vẻ đẹp của Kiều không gì sánh bằng, vẻ đẹp hiếm có
Dòng nào nói đóng nhất giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
A:Miêu tả nội tâm nhân vật rất thành công qua ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình
B: Sử dụng nhiều từ láy
C: Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá.
D: Từ ngữ, miêu tả giàu chất tạo hình độc đáo.
Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang (Gợi ý: Tìm những kết hợp từ khác có “điệp điệp” nhưng mang tính phổ biến hơn để so sánh với trường hợp đã nêu).
- “Buồn” chỉ tâm trạng của con người, “điệp điệp” là từ chỉ dòng chảy hoặc nói lem lém, nói lau láu.
Ví dụ: Điệp điệp bất hưu - Nói luôn mồm không thôi.
- Vì thế, trong từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang tác giả đã tạo ra cách kết hợp từ trái với logic. Cách kết hợp như vậy gợi tả một nỗi buồn day dứt lòng người của tác giả.
1.Từ bập bùng trong các câu thơ sau có thể thay thế được không?
Bập bùng hoa Chuối trắng mày hoa sen
2. Bầy ong dữ hộ.....
Những mùa....
(bài thơ :Hành trình của bầy ong)
Bài thơ trên gợi cho em những suy nghi gì về công việc của bầy ong?. Cách viết đó có gì độc đáo?
3. Mình về....
...... Lạ thường.
(bài thơ: Việt bắc của Nhà thơ tố hữu)
Tìm các từ đồng nghĩa với từ Bắc. Cách viết đó có gì độc đáo
Bài 1:
- Từ " Bập bùng" trong câu thơ " Bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban" không thể thay thế được, mặc dù cũng vẫn có các từ đồng nghĩa không hoàn toàn với " bập bùng" nhưng các từ đó không thể miêu tả được hết cũng như không làm rõ được vẻ đẹp của hoa chuối giữa rừng xanh sâu thẳm.
Bài 2:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
- Công việc của bầy ong là đi hút mật, thụ phấn cho hoa, giúp cho quả trái được đâm chồi, không bị tàn phai theo tháng ngày. Cũng như để không phí phạm những công sức mà con người đã bỏ ra, bầy ong giúp cho họ thu nhận được những gì họ đáng có. Đó là những sản phẩm do chính mồ hôi, nước mắt họ bỏ ra, thật không dễ dàng gì để tiếp nhận được nếu như không có bầy ong.
- Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh công lao của bầy ong trong đời sống kinh tế nông nghiệp. Nếu như không có bầy ong, những bông hoa rực rỡ kia sẽ không thụ phấn, sẽ không ra quả và sẽ héo dần, tàn phai theo tháng ngày. Dù chỉ có một việc rất nhỏ nhưng nó lại cần thiết, quan trọng.
Câu 3:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
- Các từ đồng nghĩa với Bác: Người, ông cụ --------> Làm cho câu thơ không bị lặp lại từ ngữ đã lặp ở câu trước, giúp cho sự diễn đạt được trau chuốt hơn.
- Câu thơ trên đã nói lên được sự nhớ nhung của con người Việt Bắc đối với Bác khi Bác sắp phải trở lại thủ đô Hà Nội ( vì lúc bấy giờ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc đã kết thúc thắng lợi), " mình" trong đoạn thơ này là tác giả. Tác giả rất buồn khi phải xa Việt Bắc và bày tỏ niềm xúc động bâng khuâng đó đối với Bác, rằng Việt Bắc rất nhớ Người, nhớ sự giản dị, thanh bạch của Người.
p/s
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a)Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dải rừng liền.
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
a, Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng anh với em, miền Nam với miền Bắc tuy khác nhau nhưng là một, giống như mây, mưa, khí trời, của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau nhưng lại liền một dải núi.