Lập bảng tóm tắt hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay nay theo gợi ý sau vào vở:
Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Tham khảo
Lĩnh vực | Tác động |
Chính trị | - Quyền lực nằm trong tay người Pháp. - Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. |
Kinh tế | - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. - Tài nguyên vơi cạn. - Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. - Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. |
Văn hoá, giáo dục | - Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam - Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn. |
Lập bảng tóm tắt nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ theo gợi ý bên vào vở:
Tham khảo:
Lĩnh vực | Nội dung | Kết quả | Ý nghĩa |
Chính trị, Hành chính | - Sửa đổi chế độ hành chính. - Ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương. - Dời đô về Tây Đô. | - Bộ máy hành chính được thống nhất từ trung ương đến địa phương. | - Bước đầu xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặn chẽ. |
Quân sự | - Tuyển chọn tướng lĩnh trẻ tuổi, có năng lực; thải hồi người yếu, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương. - Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội - Cải tiến vũ khí, xây dựng hệ thống phòng thủ. | - Lực lượng quân đội chính quy được tăng cường. - Chế tạo được súng thần cơ và cổ lâu thuyền. - Xây dựng thành Đa Bang, thành Tây Đô,… | - Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao. |
Kinh tế | - Ban hành tiền giấy. - Đặt phép hạn điền. - Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. - Cải cách thuế đinh và tô ruộng. | - Tiền giấy được đưa vào sử dụng thay thế tiền đồng. - Hạn chế sở hữu ruộng tư, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước. - Thuế khóa nhẹ và công bằng hơn. | - Thúc đẩy kinh tế phát triển. - Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
|
Xã hội | - Ban hành phép hạn nô. - Đặt Quảng tế để chữa bệnh cho dân. | - Chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô. | - Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc. |
Văn hoá, Giáo dục | - Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều. - Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc. - Sửa đổi chế độ thi cử; mở trường học ở các lộ, phủ, châu,… | - Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước. - Giáo dục và khoa cử có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn. | - Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa - giáo dục. - Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao. |
Lập bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam theo gợi ý: thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.
Tham khảo:
Tên cuộc kháng chiến | Thời gian | Người lãnh đạo chủ chốt | Trận đánh tiêu biểu |
Kháng chiến chống quân Nam Hán | 938 | Ngô Quyền | - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống Tống (thời Tiền Lê) | 981 | Lê Hoàn | - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống Tống (thời Lý) | 1075 - 1077 | Lý Thường Kiệt | - Ung Châu (Quảng Tây); Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) - Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh) |
Kháng chiến chống quân Mông Cổ (thời Trần) | 1258 | Trần Thái Tông; Trần Thủ Độ | - Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc); - Đông Bộ Đầu (Hà Nội) |
Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần) | 1285 | Trần Thánh Tông; Trần Quốc Tuấn | - Tây kết, Hàm Tử (Hưng Yên); - Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội). |
Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần) | 1287 - 1288 | Trần Nhân Tông; Trần Quốc Tuấn | - Vân Đồn (Quảng Ninh) - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống quân Xiêm | 1785 | Nguyễn Huệ | - Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). |
Kháng chiến chống quân Thanh | 1789 | Quang Trung (Nguyễn Huệ) | - Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội). |
Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu bên vào vở:
Tham khảo:
STT | Tên cuộc kháng chiến | Nguyên nhân thất bại |
1 | Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN) | - Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc. - Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù. - Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu. |
2 | Kháng chiến chống quân Minh (1407) | - Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự. - Nguyên nhân chủ quan: + Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân. + Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy). |
3 | Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884) | - Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp - Nguyên nhân chủ quan: + Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt. + Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. + Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,... |
Nguyên tắc quan trọng nhất trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay là gì?
A. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù
D. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
Đáp án A
Nguyên tắc quan trọng nhất trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay là không vi phạm chủ quyền quốc gia:
- Đối với Hiệp định Sơ bộ: mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương: Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Cho đến nay trong bất cứ hoạt động ngoại giao nào, nhân dân ta vẫn giữ vững nguyên tắc quan trọng này
Nguyên tắc quan trọng nhất trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay là gì?
A. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù
D. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
Đáp án A
Nguyên tắc quan trọng nhất trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay là không vi phạm chủ quyền quốc gia:
- Đối với Hiệp định Sơ bộ: mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương: Việt Nam đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bên bỉ mới có chiến thắng ngày hôm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng không. Nguyên tắc không vị phạm chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Cho đến nay trong bất cứ hoạt động ngoại giao nào, nhân dân ta vẫn giữ vững nguyên tắc quan trọng này
Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý bên vào vở:
Tham khảo:
Cuộc khởi nghĩa, thời gian | Địa điểm | Người lãnh đạo | Trận đánh lớn | Kết quả |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) | Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam | Hai Bà Trưng | Hát Môn; Mê Linh; Cổ Loa; Luy Lâu | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn sau đó bị nhà Hán đàn áp. |
Khởi nghĩa Bà Triệu (248) | Cửu Chân | Bà Triệu | Núi Nưa; Núi Tùng; | - Bị nhà Ngô đàn áp. |
Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603) | Giao Châu | Lý Bí | Long Biên; Dạ Trạch | - Khôi phục nền độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân. - Giữ được chính quyền trong khoảng 60 năm, sau đó bị nhà Tùy đàn áp. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791) | Tống Bình | Phùng Hưng | Tống Bình | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn; sau đó bị nhà Đường đàn áp. |
Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo gợi ý sau:
Lập bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
Hoàn thành bảng thông tin về phạm vi của các bộ phận vùng biển Việt Nam theo gợi ý dưới đây vào vở:
Tham khảo
Các bộ phận vùng biển Việt Nam | Phạm vi |
Nội thủy | Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. |
Lãnh hải | - Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. - Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | - Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. |
Vùng quyền kinh tế | - Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. |
Thềm lục địa | - Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. |