Trình bày những hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông.
Trình bày nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Trước năm 1884:
Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức.
Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sam Bắc Hải có nhiệm vụ tuẫn tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
- Từ năm 1884 đến năm 1954:
Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần đảo đã chiếm đóng trái phép.
Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1954 đến năm 1975:
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
- Từ sau năm 1975 đến nay:
Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
Tháng 3 – 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham khảo!!!
- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....
- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:
+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;
+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.
+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...
Lập bảng quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông theo các mục: thời gian, chính quyền, hoạt động chủ yếu.
Thời gian | Chính quyền | Hoạt động chủ yếu |
Thế kỉ XVII - XVIII | Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt | - Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước (thuộc phủ Quảng Nghĩa – tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). - Lập các hải Đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực hiện các nhiệm vụ: khai thác sản vật quý; thu lượm hàng hóa của những con tàu bị đắm; và bảo vệ bảo vệ chủ quyền |
Cuối thế kỉ XVIII | Chính quyền Tây Sơn | - Tiếp tục duy trì hoạt động của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. |
1802 - 1884 | Nhà Nguyễn | - Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước (thuộc tỉnh Quảng Ngãi). - Tái lập lại hải đội Hoàng sa và Bắc Hải. - Cử đội Hoàng sa, Bắc Hải kết hợp với thủy quân triều đình ra 2 quần đảo để làm các nhiệm vụ như: đo đạc thủy trình, dựng miếu, trồng cây,… |
1884 - 1954 | Chính quyền thuộc địa Pháp (lúc này là đại diện ngoại giao của nhà Nguyễn) | - Tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua nhiều hoạt động, như: + Xây dựng hải đăng, đặt bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. + Sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. |
1954 - 1975 | Chính quyền Việt Nam Cộng hòa | - Phản đối các hành động lấn chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc. - Đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy và sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; - Cho dựng bia chủ quyền và tiến hành các hoạt động quản lí, khai thác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
1975 - nay | Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | - Tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
quy định “Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan” được nêu trong văn bản nào?
a. Luật biên giới quốc gia năm 2003
b. Bộ Luật hàng hải năm 2005
c. Luật biển Việt Nam năm 2012
Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?
Tham khảo
- Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ
A. mục đích bảo vệ tổ quốc.
B. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân.
C. thực tiễn đời sống xã hội.
D. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.
Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông diễn ra như thế nào?
Một là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
Hai là, xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt. Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Ba là, kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bốn là, thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc.
B. Từ lòng yêu nước của nhân dân ta.
C. Từ thực tiễn cuộc sống.
D. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước.
Chọn đáp án C
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ tình hình thực tế và những biện pháp của nước ta với những diễn biến mới trên Biển Đông mà ban hành Luật Biển Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc.
B. Từ lòng yêu nước của nhân dân ta.
C. Từ thực tiễn cuộc sống.
D. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước.
Chọn đáp án C
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ tình hình thực tế và những biện pháp của nước ta với những diễn biến mới trên Biển Đông mà ban hành Luật Biển Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và Luật đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc.
B. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước.
C. Từ kinh nghiệm của các nước trên Biển Đông.
D. Từ thực tiễn đời sống xã hội.
Đáp án D
Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.