Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?
Đọc đoạn văn : "Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông,chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én .Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng." Hãy viết cảm nhận của em khi đọc xong đoạn văn trên.
Viết mình tham khảo thôi.Khoảng vài câu là đủ rồi.Ai viết hay và nhanh mình tk cho nhé(ko cần quá dài đâu)
Mong mọi người trợ giúp nhé.Cảm ơn.
Tác giả đã miêu tả những hàng cây bằng những từ ngữ vô cùng tinh tế. Những từ ngữ tôn lên vẻ đẹp đơn sơ, giản dị, chất phác của vùng quê. Tác giả làm nổi bật sự vật bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh nhằm nói lên tình cảm của mình đối với hình ảnh làng quê .
Trong bài này, tác giả cho rằng: "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Điều đó đúng không, vì sao?
Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"
- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người
- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội
Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì chính họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tảnh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
Câu 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Vì sao tác giả có thể khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?
Câu 5 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả “cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".
Câu 6 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em đang sống ở thời điểm "ngày mai" mà tác giả nói đến trong văn bản, "khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa". Theo em, vì sao cây tre vẫn là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam.
ai biết câu nào thì làm câu đó
Em tham khảo:
4.
Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó với thế hệ người Việt Nam từ khi kháng chiến đến hòa bình chinhs là sự kiên cường, bất khuất, gan dạ. Đó cũng chính là tính cách, nét đẹp cao quý của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
5.
Một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả “cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”: Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.
6.
Hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh "măng mọc" , tiếng sáo diều vi vút,... Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.Trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh.
Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Tham khảo!
- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:
+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất
+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời
- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:
+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng
+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.
+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:
+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất
+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời
- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:
+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng
+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.
+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
3. Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Vì sao người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể?
Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ như:
+ Và khi chúng ta bước đi, chúng ta phải cam kết rằng chúng ta luôn luôn tiến về phía trước. Chúng ta không được phép quay lại.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà cơ thể chúng ta mệt mỏi sau chặng đường dài, không thể thuê một căn phòng trong các nhà nghỉ dọc đường cao tốc hay các khách sạn trong thành phố.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi những đứa trẻ của chúng ta còn bị tước đoạt cá tính và bị đánh cắp nhân phẩm bởi kí hiệu tuyên bố “Chỉ dành cho người da trắng”.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử và bất kì người da đen nào ở Niu Oóc (New York) cũng nghĩ rằng anh ta chẳng có gì để bầu cử.
→ Người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể vì khi đó, người da đen còn không có quyền lên tiếng cho số phận của mình. Do đó, những lí lẽ này chính là cách họ đang đòi quyền tự do cho chính bản thân mình.
Vì sao tác giả cho rằng "hoa lá đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ"?
Hoa lá đem lại những mảng màu khác nhau trên mỗi khung cửa.
Vì hoa lá đem lại những mảng màu khác nhau trên mỗi khung cửa.
1,Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn gọi những kẻ như quan phụ mẫu là "lòng lang dạ thú"?
2,Chỉ ra biểu hiện của thủ pháp tương phản và tăng cấp trong phần 2 câu chuyện Sống chết mặc bay
Chi tiết ào gây ấn tượng với em nhất? Vì sao?
GIÚP MÌNH VỚI MÌNH TICK CHO MAI MÌNH K. TRA RỒI 😢😢😢
1 ) tác giả Phạm Duy Tốn gọi những kẻ như quan phụ mẫu là ông quan " lòng lang dạ thú "
vì tên quan vô trách nhiệm trước nỗi khổ của dân , coi dân như cỏ rác . Đáng lẽ ra 1 ông quan phụ mẫu là 1 người cha của dân nhưng ông lại không làm tròn bổn phận của mình . nếu là 1 ông quan tốt thì phải giúp dân hộ đê , cùng dân chống lũ , vượt qua khó khăn nhưng lại ngồi trong đình chễm chệ đánh tổ tôm , khi có 1 người dân lao vào báo tin đê vỡ nhưng ông không thèm để ý , không quan tâm , chỉ quan tâm nước bài cao thấp như thế nào thôi , Chính cái thói vô trách nhiệm ấy đã dẫn đến cảnh người dân lâm vào cảnh thảm sầu không kể xiết chính vì vậy tác giả coi viên quan đó là người " lòng lang dạ thú"
2) hai mặt tương phản trong truyện " sống chết mặc bay "
- một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi nhân dân chống đê
- một bên là cảnh nhân dân đang phải vật lộn vất vả , căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê
+> phép tăng cấp :
- trời mưa lúc 1 nhiều , dồn dập
- nước sông ngày càng dâng cao
- nguy cơ vỡ đê ngày càng gần và cũng đến
- sự ham mê đánh tổ tôm ngày càng mạnh .....
sự tương phản :
- thời gian : gần 1 giờ đêm
- mưa to khiến nước sông dâng cao
- không khí , cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo , căng thẳng
- sự bất lực của người dân trước sức mạnh của thiên nhiên . Sự yếu của thế đê trước thế nước
- đồ dùng của người dân : cuốc , xẻng , => thô sơ
=> thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa người dân
+> sự tương phản :
- địa điểm : trong đình vững chãi , đê vỡ cũng chẳng sao
- không khí , quang cảnh : tĩnh mịch , trang nghiêm , nhàn nhã , nguy nga
- đồ dùng của tên quan lại : sang trọng , quý phái
- dáng ngồi ung dung , kẻ hầu người hạ
- niềm vui của tên quan phủ khi : ù ... thông tôm ... chi chi nảy "
mình biết nội quy rồi nên đưng đăng nội quy
ai chơi bang bang 2 kết bạn với mình
mình có nick có 54k vàng đang góp mua pika
ai kết bạn mình cho
Bạn có đồng ý với tác giả rằng “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn” không? Vì sao?
( Trình bày bằng 1 đoạn văn 5 – 7 dòng)
Em tham khảo đoạn văn này nhé!
Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng, những lúc như thế hãy tự nhủ rằng “chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có sẵn và chính bạn hơn ai hết, trước ai hết phải hết mình phải nhận ra những giá trị đó”, “giá trị có sẵn” là những giá trị bản thân vốn có và để nhận ra nó. Con người cần phải kiên nhẫn từng ngày, từng giờ, nỗ lực làm việc, học tập, chúng ta có thể không thông minh nhưng chúng ta có sự chuyên cần để bù đắp. Có thể chúng ta là người không hát hay, nhưng đổi lại chúng ta là người không bao giờ trễ hẹn. Cuộc sống là vậy luôn rất công bằng, bạn có thể không có những khả năng đặc biệt. Những năng khiếu trời phú, những ẩn sâu bên trong bạn là những giá trị tốt đẹp và trước ai hết bạn phải sớm nhận ra nó để có thể phát huy thật tốt những điểm mạnh của mình.Nguyễn Ngọc Ký Nhà giáo ưu tú của Việt Nam, dù bị liệt hai tay nhưng nhận ra rằng đôi chân mình cũng có thể viết được thầy, đã cố gắng nỗ lực rất nhiều và bằng sự thông minh cùng nỗ lực thầy đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng có thể nhận ra những giá trị sẵn có của bản thân, những người chỉ biết than thân trách mình vô dụng mà không biết tìm kiếm những giá trị sẵn có. Nhiều người lại cảm thấy xấu hổ với những giá trị của mình không bằng người khác, mỗi người trong chúng ta hãy phê phán những người có những suy nghĩ tiêu cực sai lầm trên, hãy cố gắng tìm ra những giá trị vốn có của mình để tự tin làm những điều mình muốn.Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, phát huy thật tốt những giá trị của bản thân và những công việc trong cuộc sống hàng ngày.
Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?
"Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn xót lại đang khua lao xao trước khi từ rã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng."
(Theo Ma Văn Kháng)
Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?"Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn xót lại đang khua lao xao trước khi từ rã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng."(Theo Ma Văn Kháng)
có 2 lỗi chính tả là từ xót và từ rã