Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
nthv_.
16 tháng 1 2023 lúc 0:15

- Con thứ Đinh Toàn lên ngôi vua khi mới 6 tuổi, cử Lê Hoàn làm phụ chính sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám sát vào cuối năm 979 => Đây là cơ hội để nhà Tống thực hiện âm mưu xâm lược

- Mùa thu 980, được hầu hết triều thần đồng lòng, Lê Hoàn nhanh chóng, gấp rút lên ngôi vua

- Đầu năm 981, quân giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta

- Lê Đại Hành trực tiếp chỉ huy, chặn đánh địch ở một số địa điểm: Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, ... Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận sông Bạch Đằng, quân giặc tháo chạy về nước

- Sau chiến thắng, nước Tống đành phải xuống nước và chấp nhận Lê Hoàn sẽ là người cai trị nước ta (986)

Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 13:46

- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.

- Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến và chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,… Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút về nước.

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Nguyễn Đức Toàn
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
2 tháng 2 2016 lúc 14:19

* Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 :

- Tháng 4/1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhă,f đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Chúng âm mưu giành thắng lợi, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng đã có chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên các mặt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

- Ở Bắc Cạn, quân ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....... buộc Pháp rủt lui Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....  vào cuối tháng  11/1947.

- Ở mặt trận hướng đông, quân ta tiến hành nhiều trận phục kích, tiêu hao nhiều lực lượng địch. Đặc biệt, trận phục kịch ở đèo Bông Lau, tiêu hao nhiều lực lượng địch, tịch thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.

- Ở mặt trận hướng tây, quân ta chặn đánh địch nhiều trận trên sông. Nổi bạt là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và cano của địch.

- Như vậy, hai gọng kìm Đông và Tây của địch đã bị bẻ gãy, không khép lại được.

- Sau hai tháng chiến đấu, chiến dịch Việt Bắc đã kết thúc bằng cuộc rút lui của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô....Cơ quan đầu não của ta được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ta đã trưởng thành. Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

* Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 :

- Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến có thêm nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới.

- Chính phủ Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.

- Về phía Pháp, có sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập "Hành lang Đông - Tây"; Pháp chuẩn bị mở cuộc tiến công quy mô lớn trên Việt Bắc lần thứ 2.

- Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ ta quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phân quan trọng sinh lực địch, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đồng thời tạo thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để cùng bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào Đông Khê và giành thắng lợi. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp đã buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường 4 và cho quân từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về nhưng bị quân ta chặn đánh dữ dội nên phải rút về.

- Ngày 8/1/0/1950, địch chạy khỏi Thất Khê về Na Sầm. Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng đã bị ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoảng loạn. Ngày 17/10 rút khỏi Đồng Đăng. Ngày 18/10 rút khỏi Lạng Sơn. Đường số 10 được giải phóng ngày 22/10/1950.

- Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 van dân, chọc thủng "Hành lang Đông Tây" của Pháp. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

- Với chiến thắng biên giới, con đường nối nước ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:29

loading...

四种草药 - TFBoys
Xem chi tiết
HUYỀN TRANG
Xem chi tiết
TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:19

refer

 

 * Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…


 

TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:20

refer

2.

- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…

- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…

- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

3.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
 

Bendy Lead
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
4 tháng 4 2022 lúc 19:36

Tham Khảo

Các tấm gương tiêu biểu

Nếu nói đến kháng chiến từ 1858 đến 1884 sẽ có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa, phong trào lớn: Phong Trào Cần Vương, Khởi nghĩa Hương Khê, Bãi sậy,.....

Cùng với sự lãnh đạo của các tấm gương như: Nguyễn Trung Trực( trân đánh tại Gia Định 1859), Nguyễn Tri Phương( trận đánh tại đà nẵng năm 1858), Phạm Bành và đinh Công Tráng( khởi nghĩa Ba đình), Phan đình Phùng-linh hồn của KN Hương Khê,Cao Thắng( trợ thủ đắc lực của PĐP),..........

Cũng có sự tham gia đáu tranh tư tưởng trên ngòi bút như: Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,.......

Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842) tại làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Khi quân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ, đang là một chánh tổng, ông đến gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19 tháng 5 năm 1883.Năm tại ngũ: 1883-1887Mất: 5 tháng 10 năm 1887; (45 tuổi)Sinh: 1842
TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:27

refer

Anh hùng liệt sĩ Trần Cừ Liệt sĩ Trần Thị Bắc (1932-21/3/1954), chị là nữ nguyên mẫu trong bài thơ Núi đôi của Đại tá nhà báo, nhà thơ Quân đội Vũ Cao.
-Liệt sĩ Hoàng Ngân, người nữ lãnh đạo cách mạng kiên trung của tỉnh Hưng Yên
Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì từ năm 1858 đến năm 1873.
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 2 2021 lúc 22:18

Bạn tham khảo :

- Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên...

- Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam....

, Nguyễn Hữu Huân.

- Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

Trần Mạnh
2 tháng 2 2021 lúc 22:19

- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…

- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…

- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

 

Nguyễn Thị Hương
15 tháng 3 2021 lúc 22:51

- Ở Đà Nẵng, nhiều nghĩa quân phối hợp với quân triều đình chống Pháp. Khi quân Pháp tấn công Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 -1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa - Gò Công chuyển về Tân Phước.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 11:42

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:56

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

đạt lê
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
31 tháng 10 2021 lúc 14:07

Tham khảo!

* Về phía quân Tống:

- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn

+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

* Về phía quân Đại Cồ Việt:

- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.

- Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.

- Ý nghĩa:

- Bảo vệ nền độc lập của đất nước

- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù

- Chứng tỏ ý chí quyết tâm của nhân dân ta.