Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Xuân Trà
Xem chi tiết
Iruky Eri
22 tháng 3 2016 lúc 18:02

Vì càng lên cao mật độ phân tử khí càng ít=>không khí loãng nên ít hấp thụ được nhiệt  tỏa ra từ trái đất, nếu là vào ban ngày thì ít hấp thụ được sức nóng của ánh sáng mặt trời 

Bình luận (0)
Xuân Trà
22 tháng 3 2016 lúc 18:22

đây là sử mờ bạn

Bình luận (0)
Dương Tyna
22 tháng 3 2016 lúc 21:57

P.trào Cần Vương

Bình luận (0)
Anh Lê
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thanh Ngân
11 tháng 8 2021 lúc 10:10

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
1 tháng 5 2016 lúc 20:53

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
-  Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)
- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
2 tháng 5 2016 lúc 5:40

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương vì:
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. 

+Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh. 

+ Thời gian tồn tại 10 năm 

+Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.

Bình luận (0)
Thu Hà
2 tháng 5 2016 lúc 17:18

cám ơn các bạn

haha

 

Bình luận (0)
๖ۣۜTina Ss
Xem chi tiết
Bích Du Lương
Xem chi tiết
Quang Vinh
23 tháng 2 2017 lúc 20:24

Phan Đình Phùng (1847 - 1895) là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng phong trào " Chiếu Cần Vương " của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.

Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...

Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.

Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy "tình xưa nghĩa cũ" để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thânvà những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.

Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thânđến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.

Bình luận (0)
Quang Vinh
23 tháng 2 2017 lúc 20:25

Đây là trận thắng cuối cùng, vì gần 3.000 quân do Nguyễn Thân cầm đầu ngày càng xiết chặt vòng vây. Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895

Bình luận (0)
nguyen thi huyen
24 tháng 2 2017 lúc 16:48

sinh nam1847va mat 28-12-1895

sinh ra và lớn lên tại làng đông thái huyện sơn la tỉnh hà tĩnh trong 1 gia đình nho học.

con cụ phó bảng phan đình tuyến ,là em ruột các ông tú tài phan đình thông.cử nhân phan đình thuật và là anh ruot pho bang phan dinh van

Bình luận (0)
๖ۣۜSniper ๖ۣۜThắng
Xem chi tiết
Hoa Hồng Tặng Anh
2 tháng 3 2017 lúc 10:56

-Giai đoạn 1: Vua Hàm Nghi là người đứng đầu lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa.

-Giai đoạn 2: Vua Hàm Nghi đã bị lưu đày. Nhân dân tự lãnh đạo các phong trào

Bình luận (0)
Dương Tiễn
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
2 tháng 3 2017 lúc 21:48

Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:

a)Từ năm 1885 đến năm 1888

Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.

Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…

Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

b)Từ năm 1888 đến năm 1896

Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.

Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.

Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.



Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
2 tháng 3 2017 lúc 21:48

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Bùi Hà
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 19:35
- Vào ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng. - Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã đứng lên lập phòng tuyến anh dũng chống trả. - Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. - Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - Ngày 24-2-1861, quân Pháp chiếm được Đồn Chí Hòa rồi đánh chiếm lần lượt các tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh Long. - Ngày 5-6-1862, triều Đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Đinh, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn
Bình luận (0)
baotram baotram
Xem chi tiết
Châu Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Trương ly na
11 tháng 3 2017 lúc 21:22

Diễn biến :Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường. Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ. Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Cả hai đều bị thương vong rất nhiều. Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại. Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.



Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
11 tháng 3 2017 lúc 21:17

Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường. Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ. Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Cả hai đều bị thương vong rất nhiều. Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại. Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã


Bình luận (0)
Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 1:28

Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường. Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ. Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Cả hai đều bị thương vong rất nhiều. Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại. Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.

Bình luận (0)