Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 8 2023 lúc 18:04

Tham khảo:

- Thói quen tốt:

+ Ngủ đủ giấc mỗi ngày

+ Đến đúng giờ hẹn

- Thói quen xấu:

+ Giành quá nhiều thời gian để lướt mạng xã hội

+ Ăn uống không điều độ

- Đề xuất biện pháp

+ Duy trì và phát huy các thói quen tốt

+ Thay vì lướt mạng xã hội, có thể tập thể dục, đọc sách nâng cao hiểu biết

+ Lập chế độ dinh dưỡng hợp lí, khoa học,...

Lãnh Zui
Xem chi tiết
Uyên  Thy
12 tháng 2 2022 lúc 0:22

Tham khảo nhé :3
 Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn. Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban đầu của nó.

qlamm
12 tháng 2 2022 lúc 0:51

Theo mình nghĩ thì việc gì cũng có 2 mặt, như lưỡi dao 2 lưỡi. Chơi game để giúp chúng ta giải trí sau những ngày học tập mệt mỏi, không bị stress vì việc học. Nhưng không có nghĩa là chúng ta được chơi thâu đêm suốt sáng. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến não bộ và các ý thức sẽ không còn được tốt nữa. Sau khi chơi game quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, tâm trí hỗn loạn và gây ra các bệnh về thần kinh. Lâu lâu chơi thì được, mỗi ngày chơi dưới 180 phút, vẫn nên để việc học lên hàng đầu.

Lê Phương Mai
12 tháng 2 2022 lúc 6:34

Trong giới trẻ, xu hướng chơi game chưa bao giờ là giảm cả. Game là trò chơi điện tử giải trí với con người sau các giờ học mệt mỏi, được du nhập từ các nước phát triển. Đó là một thứ trò chơi phổ biến, tiêu khiển của lớp trẻ hiện nay. Nhưng giới trẻ lại chơi game quá nhiều, ham mê nó đến nỗi mà không thể bỏ được. Trên khắp  nẻo đường, thôn xóm, những quán internet mọc lên rất nhiều vì vậy có nhiều học sinh vì quá mê chơi game mà đã bỏ học, trốn học để đi chơi game. Giới trẻ chơi game quá nhiều mặc dù biết nó không tốt cho sức khỏe của mình, có thể khiến mình bị cận nhưng vẫn chơi. Dùng tiền của gia đình để nạp game một cách vô ích và cũng vì nạp game mà có nhiều học sinh đã nảy ra ý tưởng đi ăn trộm tiền của bố , mẹ. Không những thế ham mê chơi game thì học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. Vì vậy , chơi game là thói quen xấu cần loại bỏ trong giới trẻ hiện nay.

Nguyễn Chí Minh
Xem chi tiết
Đào Huyền Trang
28 tháng 10 2021 lúc 12:11

Thói quen trì hoãn có phải là lười biếng

Để biết hậu quả và cách khắc phục thói quen trì hoãn với trẻ, trước tiên, chúng ta cần hiểu chính xác bệnh tình mà con đang mắc phải. Vấn đề được đặt ra nhiều nhất trong trường hợp này, trì hoãn có phải lười biếng không?

Có lẽ phần lớn chúng ta đều tin rằng, thói quen trì hoãn chính là lười biếng. Thế nhưng, thật bất ngờ, chúng ta đã nhầm.

So với lười biếng, trì hoãn có nghĩa tích cực hơn. Bởi trẻ có thói quen trì hoãn vẫn làm và không hề bỏ quan nhiệm vụ của mình. Nó chỉ là hoàn thành chậm và mất nhiều thì giờ thôi.

Ví dụ như ta giao việc lau nhà cho con. Lẽ ra việc này chỉ mất 15 phút, nhưng do có thói quen trì hoãn, nó không làm ngay mà đi làm các việc khác như: xem phim, chơi game, ngủ,… và đợi đến lúc bạn gần về mới lau. Tính thời gian, công việc lau nhà của trẻ do trì hoãn đã mất thời gian hàng giờ đồng hồ.

Còn lười biếng là sự thờ ơ và không có hành động gì của trẻ. Tiếp ví dụ lau nhà, trẻ lười biếng sẽ chẳng có một hành động lau nhà nào cả. Ngay cả khi bạn đã về nhà.

Thói quen trì hoãn bắt đầu từ đâu

Thói quen trì hoãn bắt đầu từ đâu

Như vậy, trì hoàn không phải là lười biếng và trẻ cũng chẳng bỏ công việc không hoàn thành. Nhưng tại sao trẻ lại có thói quen trì hoãn này? Hãy cùng Teky đi tìm hiểu cho rõ mọi ngành sự việc nhé.

Nỗi sợ không biết cách làm

Nhìn vào tận cùng thói quen trì hoãn của một đứa trẻ, ẩn sau những lớp áo lì lợm và ngang bướng bên ngoài, bạn sẽ thấy một tâm hồn thật đáng thương và tội nghiệp. Khi nó bị nỗi ám không biết làm đè nặng đến nỗi phải lảng tránh và chưa dám thực hiện ngay.

Có phải đôi lúc, chính phụ huynh đã từng trong tình cảnh như vậy.

Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ hình thành tâm lý ngại việc và thói quen trì hoãn ở trẻ.

Nỗi sợ thất bại

Đôi khi, nếu trẻ quá cầu toàn và luôn muốn mọi việc mình làm phải thật hoàn hảo. Trẻ rất dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi trước những việc mà chúng không chắc chắn sẽ làm được. Một điều trái ngược rằng, tâm lý sợ hãi này sẽ không giúp trẻ nỗ lực để làm bằng được nó. Nỗi sợ thất bại này sẽ gặm nhấm dần tâm hồn yếu đuối của trẻ và khiến chúng cố lẩn tránh việc đó lâu nhất có thể.

Cũng giống như nỗi sợ không biết làm, nỗi sợ thất bại lặp lại nhiều lần cũng sẽ hình thành tâm lý ngại việc và thói quen trì hoãn ở trẻ.

Khả năng quản lý thời gian

Thời gian một ngày chỉ có 24 tiếng và không thể nảy sinh ra được. Trong quỹ thời gian hạn chế này, trẻ đã mất hơn 2/3 quy thời gian để làm các công việc cố hữu trong ngày rồi

Ngủ: 8 tiếngHọc ở trường: 10 tiếngÔn bài ở nhà: 2 tiếngLàm việc nhà: 30 phútĂn và nghỉ ngơi: 30 phút…

Nếu có những công việc bất ngờ nảy sinh, như: trẻ có buổi đi chơi, đi ăn sinh nhật bạn,… Điều đó dễ khiến trẻ bị cuống và mất bình tĩnh, do sợ không hoàn thành kịp các công việc. Điều này làm nảy sinh tâm lý mệt mỏi, áp lực và khiến trẻ có thiên hướng trì hoãn công việc như trường hợp sợ thất bại và không biết làm.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả- Chìa khóa để thành công

Tâm lý ỉ lại

Đối với những đứa trẻ thông minh, chúng có khả năng biết rằng, nếu trì hoàn sẽ có người khác làm hộ. Điều này chắc chắn sẽ khiến trẻ hình thành thói quen trì hoãn phải không.

Đặc biệt, tư duy giáo dục của người Việt đã luôn nhồi nhét lối suy nghĩ này cho trẻ. Ta có thể dễ dàng kể ra như:

Ở nhà ỉ lại công việc nhà, ba mẹ sẽ làm hộKhông làm bài tập ở trường, thầy cô sẽ giải giúpCó việc gì không làm được, nhờ người lớn làm hộVấp ngã không tự đứng dậy, đợi người đến đỡ…

Tâm lý ỉ lại cực kỳ tai hại, vì nó dễ khiến trẻ trở thành người vô trách nhiệm và lười biếng sau này.

Bị xao nhãng công việc

Đây có lẽ là nguyên nhân rất dễ dàng và các phụ huynh có thể quan sát trực tiếp. Cuộc sống có rất nhiều thú vui thu hút trẻ như: game, tivi, điện thoại,… Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho những thú vui giải trí này, điều tất yếu là thời gian cho các công việc khác sẽ bị trì hoãn rồi phải không.

Trẻ sẽ hình thành thói quen trì hoãn khi nó đã làm việc này quá nhiều và dễ dàng thỏa hiệu với bản thân rằng: Cứ kệ đó đi để mẹ gần về rồi làm. Giờ đi chơi game đã.

Tác hại của thói quen trì hoãn

Tác hại của thói quen trì hoãn

Hậu quả của thói quen trì hoãn có lẽ là điều chúng ta chẳng phải phân tích quá nhiều. Điểm sơ qua, Teky có thể kể cho phụ nghe hàng tá tác hại của thói quen này với trẻ.

Ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả học tập của trẻ.Dễ khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội và điều kiện tốt để phát triển bản thânHình thành các thói quen xấu: trì trệ, thiếu trách nhiệm và kỷ luậtẢnh hưởng đến nỗ lực và phát huy thế mạnh của bản thân…

7 cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ

Cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả

Chẳng có bậc phụ huynh nào mong muốn con mình có thói quen trì hoãn phải không nào. Nhưng nếu trẻ đã có biểu hiện xấu này, cách khắc phục thói quen trì hoãn sẽ như thế nào?

Phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng 7 cách dưới đây của Teky nhé.

1. Hướng dẫn thực hiện công việc rõ ràng

Không biết cách làm là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ trì hoãn công việc. Để bé không trì hoãn công việc, phụ huynh cần hướng dẫn con biết rõ cách thực hiện công việc trước khi giao cho trẻ.

Điều này nhằm giúp trẻ không còn ngại làm và trì hoãn công việc nữa.

2. Chấp nhận bản thân

Cách này nhằm giúp những trẻ có tâm lý sợ thất bại mà trì hoãn trong công việc. Nếu thấy con có biểu hiện trì hoãn công việc vì sợ thất bại, thường là trong học tập, phụ huynh hãy chủ động đến tâm sự và chia sẻ nhằm giảm nhẹ tâm lý cho con.

Cha mẹ hãy dạy con cách biết chấp nhận bản thân mình, ngay cả những điều mình chưa thể làm tốt ở hiện tại.

Động viên con hiểu rằng, chỉ cần con làm nghĩa là đang tăng dần cơ hội thành công. Còn nếu mãi trì hoãn không làm, con mãi là kẻ thất bại.

3. Dạy trẻ tự quản lý thời gian

Để loại bỏ thói quen trì hoãn do tâm lý ức chế với quỹ thời gian eo hẹp mà có quá nhiều việc phải làm ở trẻ, phụ huynh cần chủ động nói với con hiểu rằng: Thời gian trong ngày của ai cũng đều rất hữu hạn, trong khi có quá nhiều việc việc cần làm. Để hoàn thành ổn thỏa hết tất cả các công việc, con cần có kế hoạch phân bố thời gian cho từng công việc phù hợp. Nếu tối nay con muốn đi ăn sinh nhật bạn, hãy san sẻ bớt thời gian nghỉ ngơi để hoàn thành bài tập về nhà đột xuất và làm công việc nhà nhanh hơn.

Khi cha mẹ nhẹ nhàng bảo với con như vậy, trẻ sẽ hiểu và bằng lòng thực hiện theo.

4. Ngăn chặn tâm lý ỉ lại

Tâm lý ỉ lại là lối suy nghĩ cực kỳ nguy hại cho trẻ. Ngay lập tức, phụ huynh hãy loại bỏ ngay tâm lý này ra khỏi tư duy của trẻ.

Do lỗi suy nghĩ này ở trẻ bắt đầu từ những hành động của người lớn nên phụ huynh và mọi người xung quanh hãy thay đổi cách cư xử và giáo dục trẻ một chút. Hạn chế việc giúp đỡ trẻ quá nhiều, mà thay vào đó để trẻ tự làm, như:

Không làm hộ phần việc của conNgười lớn không tùy tiện giúp những gì trẻ có thể tự làm đượcThầy cô không dễ dàng giúp học sinh chữa bài khi chúng chưa chịu tư duyTrẻ vấp ngã, không dễ dàng đỡ mà để nó tự đứng dậy…

Khi phụ huynh để con tự làm mọi việc việc, không chỉ ngăn cản thói quen trì hoãn và tâm lý ỉ lại. Điều này còn giúp trẻ mạnh mẽ và tự lập hơn.

5. Loại bỏ thói quen xao nhãng

Loại bỏ thói quen xao nhãng

Xao nhãng công việc khiến trẻ làm mọi việc mất nhiều thời gian và kết quả không cao. Bởi khi đang làm việc này nhưng trẻ lại bị phân tâm bởi những thú vui khác. Trong một xã hội hiện đại có quá nhiều thú vui cám dỗ, dạy trẻ loại bỏ tính xao nhãng để khắc phục thói quen trì hoãn nghĩa là bạn đang dạy trẻ về sự từ bỏ.

Bạn dạy trẻ từ bỏ đam mê game, xem tivi, nghiện smartphone,…

Điều này sẽ không hề dễ dàng cho các bậc phụ huynh đâu. Nhưng bạn đừng sớm nản lòng nhé.

6. Lên kế hoạch thực hiện công việc

Bạn đang nghĩ, giao việc cho con. Nhưng khi mình đi vắng, trẻ ở nhà có làm việc luôn không hay sẽ trì hoãn công việc.

Nếu nghĩ như vậy, một bảng kế hoạch thực hiện công việc cụ thể cho con sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.

Với bảng phân công công việc, bạn có thể yêu cầu mốc thời gian trẻ phải hoàn thành với từng công việc cụ thể và quan lý nó một cách dễ dàng.

Điều này còn giúp trẻ hình thành thói quen làm việc đúng deadline sau này.

Có thể bạn quan tâm: #Lập bảng phân công công việc phù hợp từng độ tuổi trẻ

7. Chỉ ra tác hại của thói quen trì hoãn

Đây có lẽ là cách mà phụ huynh thường làm với con nhất. Nói với trẻ những tác hại của thói quen trì hoãn. Thực hiện cách này yêu cầu phụ huynh phải duy trì mối quan hệ tốt và có một cách nói thuyết phục với trẻ.

Tuy nhiên, dù thế nào thì khi phụ huynh chỉ cho trẻ thấy tác hại của thói quen trì hoãn cũng đều mang lại kết quả nhất định. Dần dần khi thực sự hiểu, trẻ sẽ thay đổi và có cách khắc phục thói quen trì hoãn của bản thân.

TEKY – Khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

TEKY – Học việc công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam

Phụ huynh có biết học công nghệ cũng là một trong những cách khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả không. Bởi học công nghệ không chỉ rèn luyện tư duy logic và tập trung. Nó còn yêu cầu tính tự giác và chuẩn chỉ về thời gian trong giải quyết vấn đề của trẻ đấy. Đây chẳng phải những cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ mà chúng ta vừa tìm hiểu đó sao.

Học công nghệ đang là lĩnh vực “hot” nhất hiện nay. Bởi cơ hội có việc làm tốt và thu nhập cao sau này cho trẻ.

Nếu phụ huynh muốn cho con theo học công nghệ. Teky tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo nhất của bạn. Tại sao?

Teky là học viên công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam, do ông Nguyễn Hòa Bình (tức Shark Bình) đầu tư. Ông là một trong những nhà đầu tư công nghệ lớn và thành công nhất Việt Nam.

Teky có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục STEAM năng động, giúp khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong trẻ. Tại Teky, trẻ được tự do tìm hiểu và khám phá thế giới, với nhiều hoạt động bổ ích như: trải hè, giải thi đấu,… Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người định hướng và đồng hành cùng bé.

Teky đã cùng với phụ huynh tìm hiểu cách 7 cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả rồi. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bản đọc giải đáp được vấn đề của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Bao Phan
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Em quan sát và tìm hiểu thêm những biểu hiện cụ thể của phẩm chất và thói hư, tật xấu; những cách nói và viết sai Tiếng Việt. Sau đó đề xuất phương án khắc phục. 

Lequangduy
Xem chi tiết

Phân biệt PXCĐK và PXKĐK?

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể,là kết quả của quá trình học tập,rèn luyện

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có,không cần học tập 

Mỗi loại cho VD?

- Ví dụ phản xạ có điều kiện: Không dại mà chơi đùa với lửa 

- Ví dụ phản xạ không điều kiện: Tay chạm phải vật nóng thì rụt tay lạ

b.Theo em,thói quen xấu đó có thể thay đổi được.

Một số giải pháp để sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả:

- Không nên tiết lộ thông tin cá nhân 

- Ứng xử lịch sự trên mạng

- Khi không sử dụng tài khoản phải đăng xuất tài khoản tránh người xấu xâm nhập vào tài khoản 

- Không nên đăng bài khỏa thân,có ngôn từ thù ghét,...

c. Theo em,thói quen xấu đó có thể thay đổi được

Một số giải pháp để cai nghiện game online:

- Hạn chế cho trẻ chơi game 

- Cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời

- Bỏ ra nhiều thời gian quan tâm trẻ và tâm sự với trẻ

- Cuối tuần tổ chức chuyến đi dã ngoại cho trẻ 

Sa Mi
Xem chi tiết
nguyễn thị huy hoàng
19 tháng 7 2017 lúc 10:14

bạn nói về cách ăn mặc của học sinh í dễ nhất đấy

Hân Hân
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 3 2021 lúc 16:03

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nên nhiều người đã quên đi những thú vui thường nhật mà trước vẫn thường làm. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone, máy tính bảng,... để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay, hình như các ban đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một nguồn tri thức dồi dào.  Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?".  Việc đọc sách ít, hay không đọc sách khiến cho giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng không đúng mực. Có thể cho rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.

Ngọc Mai
Xem chi tiết