Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
12 tháng 3 2023 lúc 16:49

- Bài thơ "Đợi mẹ" đã thể hiện được tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:

+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.

+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.

+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.

+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 1 lúc 15:29

- Bài thơ "Đợi mẹ" là những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ, mong mẹ bớt vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh thường ngày.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:

+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.

+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.

+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.

+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

kocogi
Xem chi tiết
Hài Hước
Xem chi tiết
Vũ Minh Châu
6 tháng 10 2021 lúc 16:25

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

Sai bỏ qua. Học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Hài Hước
6 tháng 10 2021 lúc 16:14
Nhanh nhanh giúp mk Mk tick cho những người trả lời đầu tiên
Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Lê Ngọc Hân
5 tháng 12 2021 lúc 17:00

hài hước ơi , cho mình làm bạn với cậu nhé!

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
16 tháng 11 2016 lúc 5:14

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

 

 

Edogawa Conan
20 tháng 11 2016 lúc 16:36

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Lương Quang Trung
16 tháng 11 2018 lúc 19:14

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng. - Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. - Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo). Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu. 3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà. 5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt: - Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu. - Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả. - Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. 4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

Lê Thị Tiến Thành
Xem chi tiết
Tây Qua Jun
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
24 tháng 10 2016 lúc 20:50

Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

- Hai câu dưới:

"Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:

Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.

Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.

Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.

Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

phan thi ngoc mai
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 19:27

Tham khảo:

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

Athanasia Karrywang
5 tháng 10 2021 lúc 5:37

Trong bài thơ " Chuyện cổ tích về loài người" em thích nhất là đoạn cuối cùng của bài thơ.

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất

Câu thơ này vừa nói được những cách để làm cho trẻ con hiểu biết hơn. Làm cho trẻ con có kiến thức để sau này có thể trở thành một nhân tài cho tương lai đất nước. Để làm những việc đó thì tác giả đã nói rằng đầu tiên phải có chữ sau đó thì có bàn, có ghế rồi có cả một cái bảng lớn bằng cái chiếu. Những sự vật này cũng được so sánh với những thứ thời xa xưa. Câu thơ mà em thích nhất trong đoạn thơ này đó là " “Chuyện loài người” trước nhất" vì câu thơ này nói chung về loài người và cách loài người được sinh ra trên thế giới này. Em thấy bài thơ này rất hay, có sử dụng những biện pháp nghệ thuật làm cho các bạn nhỏ rất hứng thú.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Khách vãng lai đã xóa
lạc lạc
15 tháng 10 2021 lúc 14:42

tham khảo

trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

Nam Đỗ
Xem chi tiết
Tú Linh
Xem chi tiết
Minh Thư
20 tháng 11 2016 lúc 10:41

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

Phương Thảo
20 tháng 11 2016 lúc 13:43

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3.

- Hình ảnh người bà:

Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 14:59
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.4. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn