Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?
Câu 2.
- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:Sự tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú: Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.Biết lo toan, giàu mơ ước và nghị lực: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”.Dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”.Ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc; chân chất, giản dị như có cốt cách cao quý: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
-Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong việc khắc hoạ vẻ đẹp phẩm chất của " người đồng mình":
Ý thứ 2 của câu 2 làm như nào ạ! Giải giúp e vs ạ.đang gấp lắm ajhhhh!
E cảm ơn trước nah.
Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.
Tham khảo!
- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.
- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.
Bài thơ viết về ai, về điều gì? Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là ai? Mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện qua các phần của bài thơ như thế nào và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
Em nhận ra được điều gì về tư thế và tầm vóc văn hóa của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này?
Tư thế của họ rất hiên ngang, tầm vóc văn hóa của họ là rất lớn lao vì họ nhận thức được tầm quan trọng của đất đai và lãnh thổ của mình
Tham khảo
Qua diễn từ này, em nhận thấy cộng đồng người da đỏ có tư thế hiên ngang và tầm vóc văn hóa lớn lao khi đã nhận thức được từ sớm về vai trò của đất đai và thiên nhiên xung quanh. Họ luôn trân trọng những gì mà đất đai và mẹ thiên nhiên mang lại, sống chan hòa với tất thảy cỏ cây, biết ơn từng âm thanh, rung động của cỏ cây hoa lá.
Tham khảo1
Em nhận ra được rất nhiều điều về tư thế và tầm vóc văn hoá của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này. Không chỉ nhận xét và chỉ ra được cuộc sống và thói quen của từng cộng đồng người mà ông còn chỉ ra được tầm quan trọng giữa đất đai không khí, cách nhận thức khác nhau của các cộng đồng người. Vì vậy, đây không chỉ là nhận thức mà còn là tầm hiểu biết to lớn của tác giả về văn hoá của cộng đồng người da đỏ.
Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”. “Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.
Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta. Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ. Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó? Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn". Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình. Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn. Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó. Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được. Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân. Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ. Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình. Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn). Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình. “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác. Bài văn trên có mấy chữ ? Ai nhanh thì mik k cho. |
Mình cam đoan truyện mình đang kể có thật 100% ( không thêm nếm ).
Cách đây lâu lắm rồi và mình nhớ chính xác lúc ý mình học lớp 5. Hồi đó mình ham chơi lắm, trò thể thao và mình thích chơi nhất là đá bóng. Cứ hễ ngày nào rảnh là tất cả rủ nhau ra sân bóng. Tiện thể mình tả sơ sơ về sân bóng, sân bóng này thì đẹp lắm luôn . Khoang cảnh không chê vào đâu đc, có cây có ao =)) Nhưng điều mà ai cũng sợ là để đến được sân bóng phải đi qua cánh đồng. Cánh đồng này toàn mồ mả không à. Thì hôm đó là hôm chủ nhật mình đang trên đường đến sân để đá bóng thì quái lạ sao hôm nay ở ngôi mộ kia lắm người thế. Mình vốn tò mò lên đến xem có chuyện gì không? Thì có người phụ nữ trung niên đang ngồi giữa mọi người, bà ấy cứ lấy tay đập đập xuống đất và nói với người bên dưới : ” Mày đang đạp vào đầu tao đấy “. Mình thấy là lạ nên hỏi mọi người ‘ Sao bác ấy ngồi trên này mà bảo anh kia đạp lên đầu là sao ạ ‘. Mọi người bảo ” Kia là mẹ chồng của bác ấy nhập vào để lên miệng “. Mình như hiểu ra mọi điều và nhìn kĩ hơn xung quanh hoá ra người nhà đang chuyển mộ cho bà ý. Mình nhìn bên phải thì ôi trời nhà nào mà đào hố phân ở ngay mộ người ta bảo sao người ta đòi chuyển là phải. Đang chăm chú nhìn thì bác kia à nhầm bà kia ” Tao ngửi đủ lắm rồi . Làm nhanh lên ” và khua tay múa chân thấy ai cũng bảo ” Anh em cả tao đấy vào chuyển nhà cho tao đi “. Một lúc sau thì đào mộ lên mà y như rằng chỗ anh kia vừa đứng là nơi đầu cái áo quan. Có người thanh niên đứng xem còn cười cười bà kia tức qua đuổi đánh cho mấy cái tát và doạ ” Mày có tin là tao quở mà đến chết không “? Anh ta mặt tái mét và xin lỗi không ngừng. Điều đáng nói là sức người thanh niên kia chạy thì sao làm sao một người phụ nữ lại đuổi được nhanh như vậy ? Mình thấy ly kỳ quá thì về kể với bà mình . Bà mình nói rằng trần sao âm vậy. Ở trên này muốn sạch, muốn đẹp thì ở dưới đó cũng vậy thôi. Mộ cũng coi như ngôi nhà của người chết vậy. Từ đó mình luôn tin rằng tồn tồn với cuộc sống hiện tại luôn có một thế giới tâm linh nào đó. Và đừng dại mà đi đùa giỡn với người chết nhé không lại giống anh thanh niên mình kể như mặt tái mét ra
Truyện Ma : Gặp Dà về thăm nhà.
Thôi vào vấn đề được nói đến luôn nhé, không dài dòng văn tự làm chi cho mệt.
Dà mình mất năm 2015 ( vừa mới mất ý ) , nói qua về dà t nhé. Dà t thì không có chồng nên coi t như con ruột vậy, t thì khỏi nói coi dà như mẹ đẻ ra mình vì dà nuôi nấng mình từ lúc lọt lòng mẹ ra ( do công việc nên gửi mình dưới bà ngoại ) . Mình lớn lên theo niềm vui của dà dành cho mình. Đến trước khi dà mất thì khi rảnh mình luôn xuống chơi với bà với dà. Nhưng chuyện mà không ai ngờ tới đã xảy ra vào đúng ngày mình đi thi . Mới bước ra khỏi phòng thi mình nhận được tin nhắn nói ra đang mệt và có thể đi bất cứ lúc nào. Nghe xong tin đó, mình thấy lo lắng vô cùng vì hôm trước mình vẫn thấy dà cười đùa vui vẻ cơ mà? Bao nhiêu câu hỏi mình tự đặt ra và cuối cùng mình cũng biết được sự thật là do dà bị trúng gió khi đi ngủ. Mình phóng xe như bay để về nhà gặp nhà lần cuối. Trước mặt mình không còn là người mà cười đùa hàng ngày mà chỉ là người bệnh đang nằm ngửi ôxi. Mình không nói lên lời lao vào xem dà thế nào thì đã thấy dà yếu lắm rồi ,chừng 2 tiếng sau thì dà đi. Khi đưa tang dà mình cố gắng hết sức để cùng các bác khiêng quan tài dà ra xe rồng 5 bánh. Lên đển nghĩa trang thì cùng gắng xuống đỡ dà xuống huyệt rồi lủi thủi về nhà. Cứ thế cho đến vài ngày sau , bà mình gặp dà đang ngồi ở ghế và ngồi buồn thiu. Nói với bà mình ” Con không chăm sóc được mẹ nữa rồi. Đành phải nhờ vào chị con.” Bà mình vỡ oà khi thấy người con đã chết mà vẫn không yên tâm về người mẹ già. Hôm sau mình đi ngủ thì gặp dà về , dà bảo với mình “Đừng buồn, dà vẫn ở đây không đi đâu đâu, cứ cố gắng học tập, dà ở dưới đó sẽ được yên lòng hơn “. Lúc đó mình định nói thì dà đã đi đâu mất rồi. Khi hỏi bà mình thì bà bảo ” Do dà hợp với quý mình nên hay cho mình gặp “. Từ đó cho đến nay dà cũng hay cho mình gặp lắm nhưng dà bảo ở dưới đó dà trông trẻ nên không về thăm nhà nhiều được. Mình cũng bớt buồn đi phần nào khi dà được trông trẻ, dà quý trẻ con lắm.
Chuyện mình kể các bạn sẽ cho là nhàm chán nhưng mình nói thật nhé, thà đọc truyện ma thật còn hơn loại bịa đặt.
Sau khi học xong chương trình Ngữ Văn lớp 6 em đã dc học và cảm nhận những tác phẩm văn học có giá trị sâu sắc về đạo đức con người, lẽ sống, vvè tình yêu quê hương hay đất nước gia đình. Em hãy viết 1 bài văn như 1 bức tâm thư gửi tới người yêu thương của mình, những mong muốn, những hy vọng và lời hứa quyết tâm của mình để thực hiện mong muốn đó. ( Giúp mình nha mai mình phải nộp rồi và mình đã cất công đánh máy mỏi nhừ tay rồi mong mọi người giúp mình nha).
ko bạn ak chỉ là bài thu hoạch cuối năm thôi
a) Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?
b) Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?
c) Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào ( vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận)?
d) Trong hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
e) Tình cảm, thái đọ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ được thể hiện điều đó?
a)
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.b)
"Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam
c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
d)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
e)
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007, cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề “hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”
Các bạn giúp mình đề văn với các bạn ơi ! Đề :
Vẻ đẹp của cuộc sống có thể là vẻ đẹp của con người có khi là nụ cười , có khi là nước mắt ; có lúc là điều bình dị , có lcú là việc lớn lao ... Vẻ đẹp cuộc sống luôn phong phú đến vô tận , giản đơn đến bất ngờ và bình dị đến sâu xa.
Hãy viết bài văn ngắn cảm nhận về một vẻ đẹp cuộc sống mà các hình ảnh trên gợi ra trong em .